Bão số 10 càn quét ở Quảng Bình

09:09, 30/09/2013
.

Theo thống kê sơ bộ ban đầu, tại tỉnh Quảng Bình có 2 người bị thương nặng 1 người bị thương khi đang chằng chống nhà cửa.
 
Chiều 30/9, sau khi thị sát, chỉ đạo công tác phòng chống bão số 10, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì họp bàn về công tác đối phó với bão cũng như tổng hợp số liệu ban đầu sau khi bão đổ bộ vào đất liền.
 
Đầu giờ chiều nay (30/9), bão số 10 đã đổ bộ lên các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình. Theo ghi nhận của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, bão số 10 tràn qua đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị bão giật cấp 12, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình gió giật cấp 11... mưa phổ biến từ 100- 20mm, đặc biệt là mưa lớn từ đầu giờ chiều nay.
 
Cường độ của bão số 10 gây ra khi đổ bộ vào bắc Quảng Bình tương đương với bão Xangsane đổ bộ vào Đà Nẵng năm 2006.
 
 
Phó Thủ tướng chính phủ Hoàng Trung Hải chỉ đạo tại cuộc họp
 
Theo thống kê sơ bộ ban đầu, tại tỉnh Quảng Bình có 2 người bị thương nặng 1 người bị thương khi đang chằng chống nhà cửa, hiện đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Trạch; 1 người khác bị thương khi làm nhiệm vụ.
 
Hơn 200 nhà bị tốc mái chủ yếu ở xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy và một số nhà dân ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa.
 
Vào ngày mai (1/10), mưa sẽ giảm trên địa bàn các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và tình hình lũ sẽ diễn biến không phức tạp. Tuy vậy, một số vùng như miền núi các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An sẽ có mưa lớn từ 300-400m.
 
Đến trưa nay, các tỉnh sơ tán trên 28.000 hộ với 98.000 người, trong đó Quảng Trị 31.000 người, Thừa Thiên - Huế 10.000 người phải sơ tán.
 
Sở chỉ huy tiền phương- ban chỉ đạo PCLB TW đặt tại UBND tỉnh Quảng Bình
 
Tổng cộng có 61.000 phương tiện trên 302.000 lao động được thông báo, di chuyển và neo đậu vào nơi an toàn.
 
Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã chỉ đạo, phối hợp với các lực lượng vũ trang Quân khu 4, Bộ đội Biên phòng, triển khai quân số hỗ trợ các địa phương di dời dân và chằng chống nhà cửa, trụ sở tại các tỉnh.
 
Các hồ từ Thanh Hóa đến Quảng Trị đã đầy, đêm nay đã bắt đầu xả. Trong số 31 hồ đang trong tình trạng nguyên cấp, phân công người trực canh, xử lý tình huống. Các tỉnh đã dự trữ hàng thiết yếu, đề phòng mưa lớn gây chia cắt: mì ăn liền, nước uống, gạo xăng....
 
Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm cứu cứu nạn cho rằng, việc lưu thông trên Quốc lộ 1 trong bão, nhất là xe chở khách vẫn phổ biến; mặt khác, vẫn còn hiện tượng người ở trên tàu dù đang ở trong khu neo đậu.
 
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đề nghị các địa phương phân công người trực tại các công trình hồ chứa. Thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ, Đoàn công tác của Chính phủ đặt Sở chỉ huy tiền phương tại UBND tỉnh Quảng Bình, tiếp tục trực, chỉ đạo công tác ứng phó tình huống xảy ra sau bão.
 
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Dự báo trong đêm nay, tiếp tục có mưa lớn, các địa phương phải hết sức chú ý cắt cử người ứng trực, không cho người dân đi lại, nguy hiểm đến tính mạng
 
 
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát phát biểu tại cuộc họp
 
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, bão số 10 giật cấp 13, bước đầu đã gây thiệt hại cho một số tỉnh ở Quảng Trị, Quảng Bình... Các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế cần tiếp tục theo dõi và thống kê thiệt hại ban đầu. Ngành điện lực tăng cường nhân lực, tập trung khắc phục sự cố ban đầu; đảm bảo an toàn lưới điện trên toàn tuyến. 

Phó Thủ tướng lưu ý các địa phương về việc neo đậu tàu thuyền vẫn sát nhau, dễ va đập. Điều lo nhất là mưa lớn sau bão, việc xả lũ đảm bảo an toàn hồ chứa, nhưng không gây xáo trộn cho vùng hạ du và đảm bảo tích nước phục vụ sản xuất nghiệp  phải đặt lên hàng đầu. Chủ động phòng tránh lũ quét khu vực miền núi./.
 
Hình ảnh bão số 10 đổ bộ càn quét tại huyện Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình:
 
 
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải thị sát tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
 
1.jpg
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

 

 

 

Hải Sơn/VOV
 

.