Bức tranh lao động nông thôn ở Quảng Ngãi

09:07, 14/07/2010
.

(QNĐT)- Những năm qua, một diện tích lớn đất nông nghiệp được thu hồi chuyển mục đích phục vụ cho việc quy hoạch, phát triển các KKT, KCN, các công trình vì mục đích phát triển kinh tế -xã hội. Việc thu hồi này đã có những tác động lớn đến đời sống, việc làm của người lao động ở nông thôn.
 
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tại KKT Dung Quất, để thực hiện hàng loạt dự án phát triển ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh cũng như Quốc gia, người dân ở đây đã phải nhường gần khoảng 1.500 ha đất. Đây thực sự là một cuộc cách mạng của tỉnh trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.     Ông Phạm Phượng - Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn chia sẻ: "Đồng tình với chủ trương của tỉnh, hơn 1.500 hộ với trên 6.000 khẩu phải di dời giải toả. Sự ra đi này đặt ra cho chúng ta một bài toán không hề đơn giản. Đó là, làm sao tạo ra nhiều việc làm, ổn định đời sống người dân đến nơi ở mới bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ".
 
cv
Sau mỗi mùa vụ sản xuất, người dân ở KKT Dung Quất lại tụ tập chờ các nhà thầu, doanh nghiệp thuê làm lao động phổ thông.

Lời giải cho bài toán đó đến nay đã hơn chục năm nhưng cũng chưa giải quyết được cái cốt của vấn đề. Trong số những người phải di dời thì có đến 3.243 người trong độ tuổi lao động nhưng chỉ có khoảng 50% tìm được  việc làm ở chính nơi mà gia đình nhường đất. Không những thế, nhiều lao động đã qua đào tạo nhưng cũng chưa tìm được việc làm. Đó là chưa kể những phát sinh tranh chấp từ việc bồi thường, di dời giải phóng mặt bằng.
 
Ngoài ra, ở một số địa phương khác trong tỉnh còn có hơn 550 hộ với trên 2.000 khẩu cũng đang bị tác động bởi việc thu hồi đất phục vụ cho việc xây dựng KCN Quảng Phú, Tịnh Phong, các Cụm Công nghiệp - làng nghề và một số công trình khác phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh. Qua thống kê sơ bộ thì từ năm 2001 đến nay có gần 700 ha đất của nông dân bị thu hồi.

Trong khi đó, mặc dù các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất nhưng thực tế thì vẫn chưa có được nhiều gam màu sáng.

Từ đầu năm 2006 đến nay toàn tỉnh chỉ có trên 1.000 người được đưa đi xuất khẩu lao động, mặc dù Nhà nước có chế độ ưu đãi trong việc vay vốn. Kết quả trên so với lực lượng lao động ở khu vực nông thôn (trên 620.000 người) thì quá nhỏ, chưa tương xứng.

Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Quảng Ngãi, nguyên nhân dẫn đến xuất khẩu lao động ở khu vực nông thôn đạt thấp là do các cấp chính quyền chưa làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Khâu tuyên truyền còn hạn chế, dẫn đến người lao động thiếu thông tin. Mặt khác, phần lớn lao động ở nông thôn chưa qua đào tạo, trình độ tay nghề thấp và ngại xa gia đình...

Tỉnh cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi trong việc đào tạo nghề, song qua thống kê sơ bộ của các ngành chức năng, số lao động ở Quảng Ngãi có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ có trên 100 ngàn người (chiếm trên 15% dân số trong độ tuổi lao động).
 
Nhiều diện tích sản xuất lúa bấp bên được chuyển sang trồng dưa nhưng thu nhập vẫn không ổn định.
Nhiều diện tích sản xuất lúa bấp bên được chuyển sang trồng dưa nhưng thu nhập vẫn không ổn định.

Riêng lao động nông thôn không có tay nghề chiếm tỉ lệ gần 85%. Trong khi đó, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp kết hợp với việc ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hoá trong sản xuất nên tình trạng nông nhàn ngày càng phổ biến.

Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện cho người dân ở nông thôn cải thiện đời sống, từng bước xoá dần hộ đói, nghèo, vươn lên làm giàu, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu giảm nghèo. Tổng nguồn vốn huy động đầu tư cho chương trình này từ năm 2006 đến nay là trên 1.200 tỷ đồng.

UBND tỉnnh cũng đã phê duyệt đề án thưc hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững ở 6 huyện nghèo trong tỉnh, với tổng nhu cầu vốn đến năm 2020 là trên 23.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo ở Quảng Ngãi vẫn còn nằm ở mức 2 con số. Một số công trình cơ sở hạ tầng, nước sinh hoạt...đầu tư chưa được dân bàn thấu đáo dẫn đến không phát huy hiệu quả, gây lãng phí nguồn vốn Nhà nước và bức xúc trong dân.

Như vậy, để đạt chỉ tiêu đến hết năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 26% và đến năm 2020 đạt 36% thì mỗi năm tỉnh phải đào tạo từ 1,7%- 2%/ tổng số người trong độ tuổi lao động (khoảng 14.000 - 15.000 người); đồng thời phải có cơ chế chính sách khuyến khích người lao động tham gia học nghề, đặc biệt là lao động ở nông thôn.
 
Một số doanh nghiệp ở KKT Dung Quất vẫn chưa tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động địa phương
Một số doanh nghiệp ở KKT Dung Quất vẫn chưa tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động địa phương

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH cho rằng, tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng các chính sách giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất, giải quyết tình trạng nông nhàn cho lao động ở nông thôn, thông qua việc đẩy mạnh công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và du lịch.

                         Bài, ảnh: Đức Nguyễn

.