Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp (gọi tắt là QĐ 5692).
Ảnh minh họa. |
Phụ cấp đối với cán bộ Công đoàn cơ sở
Quy định nêu rõ, đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm gồm chủ tịch và phó chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS), CĐCS thành viên, Công đoàn bộ phận (nếu có); chủ nhiệm ủy ban kiểm tra CĐCS, ủy viên ban chấp hành CĐCS, CĐCS thành viên, Công đoàn bộ phận (nếu có); tổ trưởng, tổ phó Công đoàn.
Hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ CĐCS được xác định theo số lượng đoàn viên công đoàn, kết quả nộp đoàn phí công đoàn của năm trước liền kề, thực hiện theo khung số lượng đoàn viên.
Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
Đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm gồm Ủy viên Ban chấp hành công đoàn, Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và thành viên Ban nữ công Công đoàn cơ sở.
Hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ CĐCS được xác định theo số lao động bình quân tham gia bảo hiểm xã hội làm căn cứ trích nộp kinh phí công đoàn trong phạm vi đơn vị quản lý của năm liền kề. Cụ thể như sau:
Mức chi phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hàng tháng = (Hệ số phụ cấp trách nhiệm) x (Mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước). Phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương và tương đương Theo Quyết định số 5692, phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương và tương đương gồm Ủy viên Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Ủy viên ủy ban kiểm tra LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công đoàn ngành Trung ương và tương đương.
Quy định mới về chế độ phụ cấp đối với cán bộ Công đoàn các cấp từ 1-1-2023 - Ảnh 2.
Hệ số phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cấp tỉnh, cấp Trung ương và tương đương được xác định theo số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân để làm căn cứ trích nộp kinh phí công đoàn trong đơn vị quản lý của năm trước. Theo đó, số lao động bình quân dưới 300.000 đoàn viên thì hệ số uỷ viên ban chấp hành là 0,40, ủy viên uỷ ban kiểm tra là 0,30. Từ 300.000 đoàn viên trở lên thì hệ số phụ cấp trách nhiệm của ủy viên ban chấp hành là 0,45 và ủy viên ủy ban kiểm tra là 0,35
Mức chi phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương hàng tháng = (Hệ số phụ cấp trách nhiệm) x (Mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước).
Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng quy định rõ phụ cấp trách nhiệm cán bộ cấp Tổng Liên đoàn; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó chủ tịch công đoàn cấp trên, Phó chủ tịch công đoàn cùng cấp và cán bộ công đoàn cấp trên kiêm nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp dưới là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên.
Một số điểm mới trong quy định về chế độ phụ cấp đối với cán bộ Công đoàn các cấp
Thời gian qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã quan tâm ban hành nhiều văn bản quy định về chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của cán bộ công đoàn. Để thu hút cán bộ công đoàn giỏi gắn bó với nghề, Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục sửa đổi quy định để chế độ phụ cấp ngày càng tương xứng với nhiệm vụ, những đóng góp và sự tâm huyết của cán bộ công đoàn.
Theo đó, Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ ngày 8/12/2022 có một số điểm mới; một là, cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia ban chấp hành, uỷ ban kiểm tra công đoàn nhiều cấp chỉ được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất. Cán bộ công đoàn không chuyên trách tham gia ban chấp hành, uỷ ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm của công đoàn cấp đó. Trong một cấp công đoàn, cán bộ giữ nhiều chức doanh chỉ được hưởng một mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất.
Hai là, đối tượng cán bộ CĐCS hưởng phụ cấp từ nguồn 45% số thu đoàn phí công đoàn để lại CĐCS dung chi phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp kiêm nhiệm và chi lương cán bộ công đoàn chuyên trách (nếu có). Trường hợp chi không hết 45% đoàn phí để lại CĐCS thì bổ sung chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn.
Ba là, chỉ quy định mức phụ cấp tối đa của chức danh chủ tịch CĐCS. Các đối tượng còn lại phân cấp cho do ban chấp hành CĐCS căn cứ nguồn chi được duyệt để cụ thể hóa hệ số chi phụ cấp trong quy chế chi tiêu nội bộ của CĐCS, theo khung số lượng đoàn viên, đối tượng được chi phụ cấp, xếp thứ tự ưu tiên gắn với trách nhiệm từ cao đến thấp (chủ tịch, phó chủ tịch…) và đánh giá kết quả hoạt động của các đối tượng hưởng phụ cấp. Thời gian chi phụ cấp có thể thực hiện theo tháng, quý, 6 tháng hoặc năm.
Đặc biệt là mở rộng thang phụ cấp theo số lượng đoàn viên từ 6 bậc (theo QĐ 3226) lên 10 bậc trong quy định mới, trong đó nâng mức phụ cấp chức danh chủ tịch CĐCS doanh nghiệp đông đoàn viên tối đa 1,0 mức lương tối thiểu vùng. Cụ thể như sau:
Đối với CĐCS doanh nghiệp và CĐCS ngoài khu vực nhà nước, phụ cấp hằng tháng = (Hệ số phụ cấp trách nhiệm) x (Mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Nhà nước).
Theo
NLĐO