(Báo Quảng Ngãi)- Đó là chủ đề Ngày Môi trường thế giới (5.6.2019), do Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) lựa chọn. Ngoài ra, Ngày Đại dương Thế giới (8.6.2019) cũng được Liên Hiệp Quốc thông qua với chủ đề “Giới và Đại dương”, nhằm mục tiêu bảo tồn nguồn tài nguyên biển và đại dương.
Những con số báo động
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 7 triệu người chết sớm do ô nhiễm không khí, trong đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có gần 4 triệu người. Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mà còn gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu trên 5.000 tỷ USD mỗi năm. Riêng ô nhiễm ôzôn trên mặt đất, dự kiến sẽ làm giảm 26% năng suất cây trồng chủ lực vào năm 2030.
Bên cạnh ô nhiễm không khí, tình trạng túi ni lông và rác thải nhựa cũng đang là thách thức lớn đối với cộng đồng và toàn xã hội. Báo cáo năm 2018 của UNEP, mỗi phút con người mua 1 triệu chai nước uống bằng nhựa, mỗi năm sử dụng 5 nghìn tỷ túi ni lông dùng một lần. Tại Việt Nam, mỗi năm có 2,5 triệu tấn chất thải nhựa các loại, hầu hết trong số này được thải ra biển. Vì vậy, Việt Nam hiện được coi là một trong những quốc gia thải ra biển lượng rác thải nhựa lớn nhất thế giới. Theo UNEP, lượng rác thải nhựa hiện đang tàn phá hệ sinh thái và các loài hoang dã, với hơn 270 loài được ghi nhận bị tổn thương do vướng phải đồ nhựa và hơn 240 loài được ghi nhận là ăn phải đồ nhựa.
Hơn nữa, túi ni lông cần 100 năm, còn chai nhựa cần 500 năm để phân hủy, nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất và nước.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Những con số báo động
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 7 triệu người chết sớm do ô nhiễm không khí, trong đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có gần 4 triệu người. Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mà còn gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu trên 5.000 tỷ USD mỗi năm. Riêng ô nhiễm ôzôn trên mặt đất, dự kiến sẽ làm giảm 26% năng suất cây trồng chủ lực vào năm 2030.
Nhân viên Siêu thị Co.op Mark làm túi giấy, chuẩn bị túi xanh polypropylene để phục vụ khách hàng vào ngày 10.6 sắp tới. |
Bên cạnh ô nhiễm không khí, tình trạng túi ni lông và rác thải nhựa cũng đang là thách thức lớn đối với cộng đồng và toàn xã hội. Báo cáo năm 2018 của UNEP, mỗi phút con người mua 1 triệu chai nước uống bằng nhựa, mỗi năm sử dụng 5 nghìn tỷ túi ni lông dùng một lần. Tại Việt Nam, mỗi năm có 2,5 triệu tấn chất thải nhựa các loại, hầu hết trong số này được thải ra biển. Vì vậy, Việt Nam hiện được coi là một trong những quốc gia thải ra biển lượng rác thải nhựa lớn nhất thế giới. Theo UNEP, lượng rác thải nhựa hiện đang tàn phá hệ sinh thái và các loài hoang dã, với hơn 270 loài được ghi nhận bị tổn thương do vướng phải đồ nhựa và hơn 240 loài được ghi nhận là ăn phải đồ nhựa.
Hơn nữa, túi ni lông cần 100 năm, còn chai nhựa cần 500 năm để phân hủy, nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất và nước.
Nhân rộng phong trào “chống rác thải nhựa”
Hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” do trung ương phát động, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 85 về thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, song song với công tác tuyên truyền, phát động phong trào và xây dựng mô hình không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần khó phân hủy, từ ngày 1.1.2020, tỉnh sẽ xem xét việc không thanh toán các khoản chi cho các loại nước uống đóng chai có thể tích từ 500ml trở xuống sử dụng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp.
Một số địa phương, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh cũng tích cực hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” bằng những việc làm cụ thể. Thay vì sử dụng túi ni lông, cửa hàng Tokyo life khuyến khích khách hàng dùng túi vải. Những túi vải này do cửa hàng Tokyo life thiết kế và sản xuất, có thể tái sử dụng 1.000 lần và có khả năng tự phân hủy sau thời gian ngắn chôn lấp, nên rất thân thiện với môi trường. Hơn nữa, túi vải này do cửa hàng bán, chứ không miễn phí như túi ni lông, nhằm tiết kiệm lượng túi sử dụng cũng như hình thành thói quen “mang túi đi mua hàng” cho khách hàng.
Tại Siêu thị Co.op Mark Quảng Ngãi, sau phong trào dùng lá chuối gói sản phẩm, đơn vị này tiếp tục phát động chương trình “Nói không với túi ni lông”. Nhân viên siêu thị dùng các loại giấy, tận dụng thùng cát – tông để làm thành các túi gói sản phẩm. Đặc biệt, hưởng ứng “10 năm hành trình xanh”, từ 30.5 - 12.6, Siêu thị Co.op Mark Quảng Ngãi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích khách hàng không sử dụng túi ni lông.
Hiện nay, chính quyền các địa phương, đơn vị cũng tích cực vào cuộc tuyên truyền để người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh hiểu đầy đủ tác hại của rác thải nhựa. “Tuy nhiên, muốn thay đổi thói quen sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần khó phân hủy của người dân, trước hết các cơ quan, đơn vị phải tiên phong “nói không với rác thải nhựa”; các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng tăng cường sử dụng túi giấy, túi thân thiện với môi trường, thay vì túi ni lông. Bên cạnh đó, nhà nước cần nghiên cứu luật hóa việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần khó phân hủy, nhất là túi ni lông và chai nhựa, các sản phẩm nhựa tái chế”, Phó Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Quốc Tân cho biết.
Bài, ảnh: THANH PHONG