4 lỗi ứng tuyển thường gặp và cách khắc phục

13:58, 05/07/2023
.

Sự hoàn hảo, tròn trịa thường là mục tiêu để con người hướng tới. Trên thực tế, với bất cứ công việc, ngành nghề nào, mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi.

Hãy tham khảo để tránh 4 lỗi ứng tuyển thường gặp và cách khắc phục, hy vọng bạn sớm tìm được công việc như mong muốn.

 


Không tìm hiểu thị trường

Không ít ứng viên hoàn toàn bỏ qua bước nghiên cứu sơ bộ về thị trường trước khi bắt tay vào tìm việc làm tại Bình Dương, TPHCM... Quá nôn nóng và thiếu kinh nghiệm sẽ ngăn bạn xây dựng được chiến lược ứng tuyển. Chẳng hạn khi ứng tuyển lập trình viên, bạn cần trả lời các câu hỏi như:

- Ngôn ngữ và tech stack nào đang được ưa chuộng và chiếm ưu thế?
- Lĩnh vực nào đang phát triển nhanh chóng và lĩnh vực nào đang suy giảm?
- Mức lương thực tế cho người có kinh nghiệm như bạn là bao nhiêu?
- Hiện nay các công ty đang quan tâm đến xu hướng công nghệ nào?

Không mất quá nhiều thời gian để trả lời các câu hỏi này và ngay lập tức bạn sẽ có những hình dung rõ ràng hơn về hành trình của mình. Điều này còn giúp bạn tránh những ảo tưởng và kén chọn khi chỉ chăm chăm ứng tuyển vào những công ty hàng đầu mặc dù kinh nghiệm, sở thích và năng lực không phù hợp.

 


Không xây dựng portfolio

Khi mới bắt đầu công việc, bạn sẽ không có quá nhiều kinh nghiệm hay dự án thực tế để chứng minh cho nhà tuyển dụng. Lúc này bạn sẽ có thói quen chỉ liệt kê những kỹ năng trong CV mà không quan tâm đến việc xây dựng một trang portfolio cho riêng mình. Điều này rất khó thuyết phục nhà tuyển dụng và đồng thời khiến hồ sơ của bạn trở nên nhạt nhòa, không thu hút.
Một đường dẫn đến trang web đơn giản của riêng bạn là tương đối đơn giản để sử dụng. Nhiều ứng viên lo sợ portfolio của mình không đủ độc đáo hoặc thú vị, nhưng điều quan trọng cần nhớ đó là hãy trở trở thành người phù hợp nhất và thể hiện khả năng đáp ứng kỹ năng ở mức độ mà doanh nghiệp yêu cầu. Một portfolio hiệu quả cần đảm bảo tính đơn giản, thiết thực và đầy đủ thông tin.

 

 
Chỉ ứng tuyển khi đáp ứng mọi yêu cầu

Doanh nghiệp sẽ luôn có một danh yêu cầu dành cho ứng viên về kỹ năng, tư duy và cả những kinh nghiệm đặc thù cụ thể. Một trong những thực trạng thường gặp phải là mặc dù bạn rất hứng thú với vị trí công việc nhưng lại ngần ngại không ứng tuyển vì có quá nhiều yêu cầu.
Thông thường, một ứng viên sẽ có thể không đáp ứng hết tất cả các tiêu chí này. Các doanh nghiệp hiểu điều này và hoàn toàn mong đợi nhận được hồ sơ từ những ứng viên với một mức độ đáp ứng tương đối. Bạn cần đối chiếu và đánh giá bộ kỹ năng của mình liệu có đảm bảo chưa, đâu là những yêu cầu có thể tự tin cải thiện để không bỏ lỡ cơ hội công việc hấp dẫn.

Dùng một hồ sơ ứng tuyển cho tất cả vị trí

Mặc dù ứng tuyển cho cùng một vị trí công việc, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn nên gửi cùng một bộ hồ sơ ở tất cả doanh nghiệp. Rủi ro bị đánh trượt ngay từ vòng đầu tiên của một bộ hồ sơ chung chung là rất cao. Khi mà doanh nghiệp không nhìn thấy bạn phù hợp với bất kỳ điều gì họ đang chờ đợi thì rất khó có cơ hội cho một buổi phỏng vấn. Vì vậy, mỗi hồ sơ cần được điều chỉnh cho phù hợp với vai trò cụ thể mà bạn đang ứng tuyển. Không bắt buộc bạn phải thiết kế lại từ đầu, tuy nhiên điều cần làm lúc này là đọc bản mô tả công việc và tạo mối liên hệ với kinh nghiệm thực tế của bạn.

Mục đích là giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nhận thấy những điểm chung giữa bạn và yêu cầu của họ. Ví dụ nếu bạn đã từng làm việc với công nghệ mà họ đang sử dụng, thì hãy làm nổi bật những thuật ngữ đó trong CV. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số từ khóa xuất hiện trong tin tuyển dụng. Ví dụ nếu công việc developer yêu cầu “đã làm việc với AWS Lambda và message queue” và mô tả công việc là “kiến thức và kinh nghiệm trong điện toán phi máy chủ”, thì đừng quên thêm ý này vào CV nhé.

Trên đây là 4 lỗi ứng tuyển thường gặp và cách khắc phục. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những kinh nghiệm bổ ích để xây dựng chiến lược tìm việc hiệu quả.

TIẾN HUY
 
 
                          

Xuất bản lúc: 13:58, 05/07/2023

Ý kiến bạn đọc


.