(Báo Quảng Ngãi)- Năm trước, giá cau cao ngất ngưỡng, có lúc dao động từ 50 - 60 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay, giá cau tươi giảm sâu, nhiều thương lái gặp nhiều khó khăn vì hàng trăm tấn cau sơ chế không thể xuất khẩu.
[links()]
Nhìn hơn 200 tấn cau sấy thành phẩm không thể xuất bán qua Trung Quốc, bà Võ Thị Sáu, ở thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền (Tư Nghĩa), chủ cơ sở sản xuất cau Sáu Lục nói buồn, từ tháng 8/2022 đến nay, cau sấy của cơ sở không xuất bán qua Trung Quốc được nên hàng tồn ngày một lớn. “Tiền vay mượn để sản xuất mà sản phẩm không tiêu thụ được, tôi rất lo. Còn công nhân làm tại xưởng cũng chưa nhận lương”, bà Sáu thở dài.
Nhiều cơ sở sản xuất cau lao đao vì không thể xuất bán cau qua Trung Quốc. |
Đây cũng là tình cảnh chung của hàng chục cơ sở thu mua và sơ chế cau trên địa bàn tỉnh. Bà Lê Thị Khiêm, chủ một cơ sở thu mua cau ở xã Nghĩa Điền cũng đứng ngồi không yên khi hàng chục tấn cau phải nằm kho nhiều tháng qua. Cau không bán được, đồng nghĩa với việc cơ sở không có tiền để trả lương cho công nhân và trả lãi suất ngân hàng.
Anh Mai Cường Thịnh, người chuyên lái xe chở cau khô qua Trung Quốc cho biết, nhiều tháng nay, xe tải của tôi nằm yên tại bến. Những năm cau được giá, trung bình mỗi tháng, tôi chở gần 100 tấn cau khô qua Trung Quốc, nhưng nay phải thất nghiệp.
Doanh nghiệp gặp khó, nhiều người lao động ở các cơ sở cũng khó theo. Trước đây, mỗi tháng, chị Dương Thị Phượng, ở thôn Điền An, xã Nghĩa Điền có thu nhập từ 7 - 8 triệu đồng/tháng khi làm việc tại các cơ sở sơ chế cau, nhưng nay chị đã chuyển sang làm công việc khác để lo Tết cho gia đình.
Ông Nguyễn Phước, ở xã Nghĩa Kỳ (Tư Nghĩa) đang sở hữu 1,5ha cau với hàng nghìn cây cau đang vào kỳ thu hoạch. Cả tháng nay, cau đến kỳ thu hoạch nhưng không có ai đến mua. Giá cau tươi hiện chỉ từ 1 - 2 nghìn đồng/kg. “Giờ này năm trước, giá cau hơn 40 nghìn đồng/kg, tôi thu hoạch cau thu về hơn 100 triệu đồng, có điều kiện trang trải dịp Tết. Nhưng nay đành nhìn cau già đỏ cả cây mà xót”, ông Phước nói.
Thời điểm này, nhiều vườn cau của người dân ở các địa phương đến kỳ thu hoạch, nhưng không bán được, người dân đành để cau chín đỏ trên cây. Trước đây, mỗi khi cây cau bắt đầu ra hoa, thương lái đã đến đặt cọc thu mua cả vườn. Cau tươi tăng giá, tạo việc làm cho nhiều phụ nữ ở nông thôn với thu nhập ổn định từ việc làm thuê cho các cơ sở chế biến. Bên cạnh đó, nhiều người đi thu mua cau tươi về bán cho các cơ sở chế biến cũng có thu nhập khá. Còn năm nay, thị trường tiêu thụ cau tươi ảm đạm, không chỉ khiến nhà vườn trồng cau sụt giảm doanh thu, mà nhiều lao động tự do cũng không có thu nhập. Như anh Nguyễn Thành, ở xã Nghĩa Điền nhiều năm nay hành nghề thu mua cau, nay các cơ sở sấy cau không mua nên anh cũng thất nghiệp theo.
Không nên mở rộng diện tích cau
Phó Giám đốc Sở Công thương Đỗ Tiến Đạt khuyến cáo, hiện nay, cau vẫn xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch sang Trung Quốc nên thị trường không ổn định, khó quản lý. Trên thực tế, cho dù cau xuất khẩu được thì giá cả cũng rất thấp. N
gành NN&PTNT tỉnh khuyến cáo, người dân không nên mở rộng diện tích trồng cau nhằm hạn chế rủi ro khi cung vượt cầu. Bên cạnh đó, cau là loại cây rễ nhiều, dễ làm xấu đất. Nếu trồng loại cây này thì về sau khó phát triển những cây trồng khác.
|
Bài, ảnh:
KIM NGÂN