(QNg)- Internet, game online (games) và trò chơi điện tử (TCĐT) dường như đang trở thành "món ăn" khoái khẩu của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, có người chỉ xem nó như món tráng miệng để thay đổi khẩu vị, nhưng cũng không ít kẻ xem games, TCĐT là "cơm gạo" và cùng "sống, chết" với thế giới ảo ấy...
TIN LIÊN QUAN |
---|
Với 460 đại lý internet phân bố trên khắp địa bàn tỉnh (2,55 điểm/ xã, phường, thị trấn) nên hoạt động games, TCĐT cũng theo đó mà "nở rộ", thu hút một lượng lớn khách hàng "nhí" bỏ bê học hành để luyện games. Chẳng thế mà từ một kênh giải trí hữu ích, games và TCĐT bị lên án vì nghi án "hại đời" người chơi.
Lợi nhiều
Cầm tờ giấy chứng nhận đạt giải ba cấp trường, kỳ thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học trên mạng internet do cậu con trai đang học lớp 5 mang về khoe, chị N.H.T.Q. ở thị trấn Chợ Chùa (Nghĩa Hành) bỗng thở phào nhẹ nhõm. Bởi dù biết con mình ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành nhưng chị Q. vẫn mất ăn mất ngủ khi bước vào năm học lớp 4, chị phát hiện con thường xuyên la cà ở tiệm internet gần nhà.
Sau vài lần bí mật theo dõi, biết con lên mạng để làm bài tập trắc nghiệm và luyện phát âm để sang năm dự thi Olympic tiếng Anh trên internet". Sau lần ấy, chị Q. quyết định sắm bộ máy vi tính có kết nối mạng internet để tạo điều kiện cho con học tiếng Anh trực tuyến, đồng thời dễ quản lý thời gian chơi games của cậu hơn.
|
Nếu được định hướng kịp thời thì thanh thiếu niên, học sinh sẽ khó bị sa ngã bởi các loại games, TCĐT có nội dung xấu.Trong ảnh: Học sinh các trường ở Đức Phổ đến xem và tìm hiểu về internet tại Ngày hội CNTT.
|
Khác với chị Q., chị Nguyễn Thị Thu Hương ở thị trấn Mộ Đức (Mộ Đức) lại khuyến khích con mỗi ngày dành 1 giờ để lướt web, chơi trò Ô ăn quan hoặc đánh cờ vua, cờ tướng trực tuyến. Chẳng thế mà mới 10 tuổi nhưng con gái chị Hương chơi cờ rất điệu nghệ và trở thành đối thủ đáng gờm của… bố trong thế giới ảo lẫn ngoài đời!.
Chẳng biết do "say" cờ hay vì được bố mẹ giáo dục mà thời gian được phép lên mạng, con gái chị Hương chẳng màng đến các loại games hay TCĐT nào khác ngoài… cờ! Thậm chí, bé còn đòi mẹ mua cho bộ bàn cờ để hai bố con tranh tài những lúc rảnh rỗi. "Trẻ con thích nhưng chóng chán. Nếu mình cứ cấm, trẻ càng tò mò và muốn khám phá. Internet, games cũng có cái tốt, cái xấu, nếu được bố mẹ định hướng thì trẻ khó bị lôi cuốn bởi những loại games hay TCĐT có nội dung xấu", chị Hương bày tỏ.
Hại cũng không ít
Phải thừa nhận rằng sự bùng nổ về CNTT, mạng internet đã giúp giới trẻ rất nhiều trong việc tìm kiếm thông tin, lĩnh hội kiến thức ở khắp mọi nơi để đáp ứng nhu cầu học tập, công việc và giải trí. Đó cũng là tiêu chí mà các loại games và TCĐT mang tính giáo dục như: Ô ăn quan, cờ tướng, cờ vua, Vương quốc Chuột chũi, Chinh phục Vũ Môn… đang hướng tới. Tuy nhiên, trên thị trường cũng xuất hiện một lượng lớn games, TCĐT có nội dung phản giáo dục, được đăng tải tràn lan trên các trang mạng khiến người chơi không biết đâu mà lần. Đã thế, nhiều games, TCĐT "lậu" có nội dung kích động, bạo lực nhưng lại "đội lốt" games giáo dục trực tuyến khiến nhiều người, nhất là trẻ em dễ dàng "sập bẫy".
Đặc biệt, khi đã dính vào các loại games, TCĐT kiếm hiệp, đấm đá thì người chơi khó mà thoát ra được bởi sự kịch tính, hấp dẫn của nó. Điều này lý giải vì sao học sinh thường sa sút tinh thần, chểnh mảng học tập khi đã trót mê games, TCĐT. Thậm chí, nhiều games thủ còn bắt chước hành động của những nhân vật trong thế giới ảo như: Kiếm tiền bằng cách trộm cắp, trấn lột hay dùng nắm đấm để giải quyết mâu thuẫn.
Hại cũng không ít
Phải thừa nhận rằng sự bùng nổ về CNTT, mạng internet đã giúp giới trẻ rất nhiều trong việc tìm kiếm thông tin, lĩnh hội kiến thức ở khắp mọi nơi để đáp ứng nhu cầu học tập, công việc và giải trí. Đó cũng là tiêu chí mà các loại games và TCĐT mang tính giáo dục như: Ô ăn quan, cờ tướng, cờ vua, Vương quốc Chuột chũi, Chinh phục Vũ Môn… đang hướng tới. Tuy nhiên, trên thị trường cũng xuất hiện một lượng lớn games, TCĐT có nội dung phản giáo dục, được đăng tải tràn lan trên các trang mạng khiến người chơi không biết đâu mà lần. Đã thế, nhiều games, TCĐT "lậu" có nội dung kích động, bạo lực nhưng lại "đội lốt" games giáo dục trực tuyến khiến nhiều người, nhất là trẻ em dễ dàng "sập bẫy".
Đặc biệt, khi đã dính vào các loại games, TCĐT kiếm hiệp, đấm đá thì người chơi khó mà thoát ra được bởi sự kịch tính, hấp dẫn của nó. Điều này lý giải vì sao học sinh thường sa sút tinh thần, chểnh mảng học tập khi đã trót mê games, TCĐT. Thậm chí, nhiều games thủ còn bắt chước hành động của những nhân vật trong thế giới ảo như: Kiếm tiền bằng cách trộm cắp, trấn lột hay dùng nắm đấm để giải quyết mâu thuẫn.
Có lẽ vì thế mà games, TCĐT đang bị nhiều người lên án vì cho rằng: "Chính Games, TCĐT đã dạy cho thanh thiếu niên, học sinh cách để hư hỏng"! Điển hình như V.T.D. ở Bình Minh (Bình Sơn). Mê games, D. đã bỏ bê việc học và viện ra hàng nghìn lý do để vòi tiền bố mẹ. Những lúc nhẵn túi, D. cùng đám bạn mê games lang thang khắp nơi để nghĩ cách kiếm tiền. Và chính thời gian bỏ nhà đi bụi ấy, D. bị dính vào ma túy. Vậy là cuộc đời D. chấm hết ở cái tuổi 17 chỉ vì… games!.
Trước những "khoảng tối" trên, Bộ TT&TT đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm siết chặt hoạt động của games, TCĐT. Trong đó, yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy cập Internet (ISP) cắt IP (mã truy nhập) của các điểm truy cập Internet trong thời gian từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau, nhằm chặn việc truy nhập các trò chơi trực tuyến từ các đại lý Internet và điểm Internet công cộng do ISP đang quản lý. Dù quy định này đã hạn chế được tình trạng games thủ chơi thâu đêm suốt sáng, nhưng nó chỉ áp dụng cho game online. Còn với TCĐT thì các tín đồ game vẫn vô tư "qua đêm" vì cuộc chơi của họ không phụ thuộc vào ISP.
Mặt khác, dù bị ISP chặn IP nhưng vẫn không loại trừ khả năng các chủ đại lý internet tìm cách mượn đường truyền, lén lút cung cấp dịch vụ cho người chơi ngoài thời gian cho phép. Do đó, để giải quyết triệt để vấn nạn này thì từ 15/9/2012, Bộ TT&TT yêu cầu các DN cung cấp dịch vụ internet cắt dịch vụ tới các đại lý từ 23 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Đây được xem là "đòn" mạnh, góp phần chấn chỉnh hoạt động của games, TCĐT.
Trước những "khoảng tối" trên, Bộ TT&TT đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm siết chặt hoạt động của games, TCĐT. Trong đó, yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy cập Internet (ISP) cắt IP (mã truy nhập) của các điểm truy cập Internet trong thời gian từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau, nhằm chặn việc truy nhập các trò chơi trực tuyến từ các đại lý Internet và điểm Internet công cộng do ISP đang quản lý. Dù quy định này đã hạn chế được tình trạng games thủ chơi thâu đêm suốt sáng, nhưng nó chỉ áp dụng cho game online. Còn với TCĐT thì các tín đồ game vẫn vô tư "qua đêm" vì cuộc chơi của họ không phụ thuộc vào ISP.
Mặt khác, dù bị ISP chặn IP nhưng vẫn không loại trừ khả năng các chủ đại lý internet tìm cách mượn đường truyền, lén lút cung cấp dịch vụ cho người chơi ngoài thời gian cho phép. Do đó, để giải quyết triệt để vấn nạn này thì từ 15/9/2012, Bộ TT&TT yêu cầu các DN cung cấp dịch vụ internet cắt dịch vụ tới các đại lý từ 23 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Đây được xem là "đòn" mạnh, góp phần chấn chỉnh hoạt động của games, TCĐT.
Bài, ảnh: MỸ HOA