(Báo Quảng Ngãi)- Bệnh dịch tả heo Châu Phi (ASF) hiện có tốc độ lây lan nhanh, heo mắc bệnh có tỷ lệ tử vong 100% vì chưa có thuốc chữa. Tuy nhiên, người dân không nên hoang mang, mà cần chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và ngành chuyên môn triển khai các biện pháp ứng phó.
Phòng bệnh theo phương châm “5 không”
TIN LIÊN QUAN |
---|
Phòng bệnh theo phương châm “5 không”
Dịch ASF không có vắcxin phòng bệnh và chưa có thuốc chữa, nên hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh đang tích cực triển khai các biện pháp phòng bệnh, theo phương châm “5 không”. Đó là: không giấu dịch; không mua bán và vận chuyển; không giết mổ và tiêu thụ; không vứt xác heo bệnh; không vứt thức ăn thừa của heo bệnh, heo nghi bệnh.
|
Dịch bệnh ASF không gây bệnh cho người, nên người dân cần bình tĩnh, không tẩy chay các sản phẩm thịt heo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. ẢNH: NGÂN GIANG
|
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương tăng cường kiểm tra và kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ heo, sản phẩm heo nhập lậu, không rõ nguồn gốc (kể cả các sản phẩm từ heo đã qua chế biến chín) trên địa bàn quản lý; tập trung kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh và phát hiện sớm heo ốm, chết bất thường không rõ nguyên nhân, hoặc có biểu hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.
“Các sở, ngành và địa phương cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, sẵn sàng ngăn chặn dịch ASF. Ngành nông nghiệp xây dựng kịch bản, chủ động ứng phó nếu xảy ra dịch. Cả hệ thống chính trị quyết tâm vào cuộc, không để dịch ASF xuất hiện trên địa bàn tỉnh”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tăng Bính, yêu cầu.
Từ ngày 5.3, ngành nông nghiệp tỉnh tập trung tuyên truyền để người dân nhận thức rõ nguy hại của dịch ASF; đồng thời khuyến khích người chăn nuôi tập trung vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng đối với hệ thống chuồng trại bằng cách rắc vôi bột 100%, phun hóa chất, để hạn chế vi rút bệnh xâm nhập. Tại các chợ, tiểu thương buôn bán thịt cũng cam kết không bán thịt heo bệnh hoặc nghi bệnh, đồng thời chấp hành việc ghi nhật ký buôn bán, tạo thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, khi có yêu cầu.
Từ ngày 5.3, ngành nông nghiệp tỉnh tập trung tuyên truyền để người dân nhận thức rõ nguy hại của dịch ASF; đồng thời khuyến khích người chăn nuôi tập trung vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng đối với hệ thống chuồng trại bằng cách rắc vôi bột 100%, phun hóa chất, để hạn chế vi rút bệnh xâm nhập. Tại các chợ, tiểu thương buôn bán thịt cũng cam kết không bán thịt heo bệnh hoặc nghi bệnh, đồng thời chấp hành việc ghi nhật ký buôn bán, tạo thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, khi có yêu cầu.
“Bệnh dịch ASF không gây bệnh trên người, nên người dân cần bình tĩnh, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng triển khai các biện pháp ứng phó, không hoang mang bán tháo heo, hoặc tẩy chay các sản phẩm thịt heo an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh, khiến cho giá heo giảm, gây thiệt hại về kinh tế”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
NGUYỄN TĂNG BÍNH
|
Khẩn trương tháo gỡ bất cập
Một trong những nguyên nhân khiến người dân “giấu bệnh” hoặc bán tháo heo bệnh, heo nghi bệnh và không báo cho chính quyền và cơ quan thú y là mức hỗ trợ cho heo buộc phải tiêu hủy thấp, chỉ 27 – 38 nghìn đồng/kg, trong khi giá heo hơi trên địa bàn tỉnh hiện dao động ở mức 48 – 50 nghìn đồng/kg.
Một trong những nguyên nhân khiến người dân “giấu bệnh” hoặc bán tháo heo bệnh, heo nghi bệnh và không báo cho chính quyền và cơ quan thú y là mức hỗ trợ cho heo buộc phải tiêu hủy thấp, chỉ 27 – 38 nghìn đồng/kg, trong khi giá heo hơi trên địa bàn tỉnh hiện dao động ở mức 48 – 50 nghìn đồng/kg.
Để chấn chỉnh tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý nâng mức hỗ trợ lên 80% theo giá thị trường đối với heo con, heo thịt và tăng gấp 1,5 – 1,8 lần đối với heo nái. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương kiện toàn khung pháp lý, tạo thuận lợi trong việc giải quyết nguồn hỗ trợ cho người chăn nuôi.
Để tránh lây lan dịch ASF, chính quyền các địa phương và ngành chuyên môn trên địa bàn tỉnh hiện đang tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, tiêu thụ heo, sản phẩm thịt heo từ các tỉnh phía Bắc vào Nam. Tuy nhiên, theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cái khó hiện nay là các xe từ Bắc vào Nam đều lưu thông trên đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, chứ không qua trạm Kiểm dịch động vật Dốc Sỏi (Bình Sơn).
Để tránh lây lan dịch ASF, chính quyền các địa phương và ngành chuyên môn trên địa bàn tỉnh hiện đang tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, tiêu thụ heo, sản phẩm thịt heo từ các tỉnh phía Bắc vào Nam. Tuy nhiên, theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cái khó hiện nay là các xe từ Bắc vào Nam đều lưu thông trên đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, chứ không qua trạm Kiểm dịch động vật Dốc Sỏi (Bình Sơn).
“Ngành nông nghiệp kiến nghị UBND tỉnh xem xét thành lập Trạm kiểm dịch động vật lưu động, đặt tại phía bắc của đường dẫn cao tốc, để quản lý và kiểm soát công tác vận chuyển heo từ Bắc vào Nam”, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nguyễn Thuận cho biết.
Một bất cập nữa là, từ cuối năm 2018, nhiều địa phương đã sáp nhập Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Trạm Khuyến nông thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố. Vì vậy, việc triển khai phòng chống dịch bệnh kém hiệu quả do bị động trong việc điều hành, giám sát. Hơn nữa, việc mua hóa chất phòng chống dịch phải đấu thầu, không được chỉ định thầu nên mất thời gian, nhất là khi dịch xảy ra ở phạm vi rộng. Đây là những bất cập cần tháo gỡ, để công tác phòng chống dịch được hiệu quả, kịp thời.
Một bất cập nữa là, từ cuối năm 2018, nhiều địa phương đã sáp nhập Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Trạm Khuyến nông thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố. Vì vậy, việc triển khai phòng chống dịch bệnh kém hiệu quả do bị động trong việc điều hành, giám sát. Hơn nữa, việc mua hóa chất phòng chống dịch phải đấu thầu, không được chỉ định thầu nên mất thời gian, nhất là khi dịch xảy ra ở phạm vi rộng. Đây là những bất cập cần tháo gỡ, để công tác phòng chống dịch được hiệu quả, kịp thời.
NGÂN GIANG