Rực lửa hồng thâu đêm

08:12, 20/12/2021
.

(Baoquangngai.vn)- Cứ vào độ tháng 10 – 11 âm lịch hằng năm, lò bánh thuẫn của gia đình bà Lê Thị Công, ở thôn Phước Thịnh, xã Đức Thạnh (Mộ Đức) lại rực lửa hồng thâu đêm để cho ra sản phẩm phục vụ thị trường Tết.

[links()]

 

Bà Lê Thị Công bắt đầu làm bánh thuẫn từ những năm 1980, đến nay đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề. Thời gian đầu, bà làm lấy ngày công theo yêu cầu của khách hàng, sau đó bà lặn lội đi tìm mối bỏ hàng ở thành phố Quảng Ngãi và dần mở rộng quy mô sản xuất.
Bà Lê Thị Công bắt đầu làm bánh thuẫn từ những năm 1980, đến nay đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề. Thời gian đầu, bà làm lấy ngày công theo yêu cầu của khách hàng, sau đó bà lặn lội đi tìm mối bỏ hàng ở TP.Quảng Ngãi và dần mở rộng quy mô sản xuất.

 

Lò bánh thuẫn của bà Công sản xuất gần 1.500 chiếc mỗi ngày, dịp Tết làm hơn 2.000 chiếc vừa bán sỉ, vừa bán lẻ. Năm nay, ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên đơn đặt hàng giảm, chỉ còn khoảng 900 - 1.000 chiếc mỗi ngày.
Lò bánh thuẫn của bà Công sản xuất gần 1.500 chiếc mỗi ngày. Dịp Tết làm hơn 2.000 chiếc vừa bán sỉ, vừa bán lẻ. Năm nay, ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên đơn đặt hàng giảm, chỉ còn khoảng 900 - 1.000 chiếc mỗi ngày.

 

 Bánh thuẫn của bà Công hàng năm luôn được nhiều người xa quê đặt hàng trước Tết.
Bánh thuẫn của bà Công luôn được nhiều người xa quê đặt hàng trước Tết.

 

 

Sở dĩ lò bánh thuẫn của bà Lê Thị Công luôn thu hút khách hàng là nhờ cách trộn nguyên liệu. Để có bánh thuẫn ngon, ngoài bột gạo, bột nếp, trứng, sữa thì thêm gừng giã nhuyễn, nước cốt chanh để bánh dễ nở. Trứng và bột đánh càng mạnh tay và đều đến độ có bọt nổi lên thì bánh càng ngon và thơm.

 

Cũng theo bà Công, khâu quyết định chất lượng bánh là khâu nướng lửa than bằng lửa trên lửa dưới, đòi hỏi người nướng phải luân phiên đổ bánh vào khuôn, bánh chín thì dở lớp than hồng trên mặt bánh. 
Theo bà Công, khâu quyết định chất lượng bánh là khâu nướng bằng lửa trên và lửa dưới, đòi hỏi người nướng phải luân phiên đổ bánh vào khuôn, bánh chín thì lấy lớp than hồng trên mặt bánh. 

 

 

Bà
Bà Nguyễn Thị Phô (84 tuổi, mẹ ruột bà Công) và bà Nguyễn Thị Thoa (80 tuổi, dì ruột) tham gia những công đoạn nhẹ nhàng, như xếp bánh đã được nướng chín vào khay rồi đưa vào lò sấy.
 

 

Bánh thuẫn được sấy trong lò thủ công bởi than hồng sẽ trở nên khô, chắc, lâu bị hư hỏng và dễ vận chuyển đi xa.
Bánh thuẫn được sấy trong lò thủ công bằng than nên khô, chắc, lâu bị hư hỏng và dễ vận chuyển đi xa.

 

Mỗi chiếc bánh thuẫn bán với giá 1.000 – 2.000 đồng. Mỗi túi bánh 20 cái từ 15.000 -17.000 đồng.
Mỗi chiếc bánh thuẫn có giá 1.000 – 2.000 đồng. Mỗi túi bánh 20 cái bán với giá từ 15.000 -17.000 đồng.

 

Hơn 40 năm gắn bó với công việc đổ bánh thuẫn, bà Công và các thành viên trong gia đình không chỉ xem đây là một nghề có thu nhập mà còn niềm hạnh phúc khi chứng kiến những chiếc bánh thuẫn quê cập bến các chợ thành phố, được xem là món không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên, trong ngày Tết cổ truyền.
Hơn 40 năm gắn bó với nghề làm bánh thuẫn, bà Công và các thành viên trong gia đình không chỉ xem đây là một nghề có thu nhập, mà còn niềm hạnh phúc khi chứng kiến những chiếc bánh thuẫn quê cập bến các chợ ở các tỉnh, thành phố trong cả nước; là món bánh không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên trong ngày Tết cổ truyền.

Thực hiện: T.TIÊN