(QNg) - Được khám chữa bệnh, sơ cứu những bệnh nguy hiểm ban đầu và hạn chế dịch bệnh do đặc thù ở vùng biển, người dân xã biển Nghĩa Phú (Tư Nghĩa) biết ơn tấm lòng của đội ngũ y, bác sĩ ở Trạm y tế xã. Ngoài việc tận tụy khám chữa bệnh cho dân trong điều kiện còn nhiều thiếu thốn, đội ngũ y, bác sĩ của trạm còn nỗ lực để đạt các tiêu chí khác, đưa trạm y tế xã biển này đạt chuẩn Quốc gia.
Bác sĩ Võ Thanh Phùng khám bệnh cho bệnh nhân. |
Chỉ Trạm y tế xã Nghĩa Phú xây dựng khang trang bên đường xuống bến cá Nghĩa Phú, ông Nguyễn Hiệp- người dân địa phương cười vui, bảo tôi: "Có trạm xá khang trang nằm sát bên, ai bị tai nạn giao thông, sinh nở, ốm đau, trẻ em bị sốt xuất huyết thì đã có các y bác sĩ của trạm cứu chữa liền, chứ không còn phải chạy lên tuyến trên như trước đây nữa”. Thực tế nhu cầu khám bệnh của bà con trong xã càng lớn, trong khi đó trạm y tế của xã còn quá ọp ẹp, ẩm thấp. Cả trạm chỉ có một phòng sinh, phòng cấp cứu và một phòng trực.
Phó trưởng trạm y tế xã Nghĩa Phú Võ Thị Thu Liễu cho biết: Những năm đó sợ nhất là những ca đỡ đẻ. Suôn sẻ thì còn dễ thở, chứ trúng ca con trở đầu là phải chuyển lên tuyến trên gấp. Mùa đông năm 2006 có ca bệnh ở dưới tận thôn Tân Mỹ (xã Nghĩa An), vượt mưa gió đến trạm y tế trong tình trạng nguy hiểm đến người mẹ. Chị em trong ca trực liền liên hệ với bệnh viện tuyến huyện, để đưa bệnh nhân đi ngay trong đêm. Vì ca bệnh quá nguy hiểm nên các y, bác sĩ trên tuyến huyện cũng nhanh chóng đưa bệnh nhân lên tuyến tỉnh mới cứu được mẹ con sản phụ... Còn nhiều ca bệnh bị thương do tai nạn giao thông hay đau ruột,... cũng không có điều kiện sơ cứu ban đầu hay chẩn đoán, phải đưa lên tuyến trên trong sự chứng kiến bà con làng chài.
Đến năm 2008 Trạm y tế xã Nghĩa Phú được đầu tư gần 1,5 tỷ đồng, trong đó Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam 800 triệu đồng, các nhà hảo tâm đóng góp gần 9 tỷ đồng để xây dựng trạm xá với 7 phòng chức năng, có sức chứa 9 giường bệnh và đầu tư thiết bị máy siêu âm, máy sưởi ấm em bé. Bác sĩ Võ Thanh Phùng bộc bạch: "Được về công tác nơi đây thật may mắn, vì sẽ áp dụng được kiến thức tích lũy từ những năm đèn sách ở giảng đường và thực tập lâm sàng ở bệnh viện. Những phương tiện ở trạm y tế đã đủ để thầy thuốc chúng tôi chữa những bệnh quy định ở trạm y tế".
Từ ngày trạm xá mới đi vào hoạt động, số lượng bệnh nhân đến với người thầy thuốc nơi đây đông hơn gấp 3 lần so với ngày trước. Số lượng này không chỉ ở trong xã Nghĩa Phú, mà còn có ở các xã lân cận Nghĩa An, Nghĩa Hà. Niềm tin của dân đối với sự tận tụy của y bác sĩ ở trạm càng nhiều, thì sự ý thức trách nhiệm của đội càng nặng hơn. Ngoài việc âm thầm khám chữa bệnh các y, bác sĩ của trạm còn tuyên truyền cho dân hiểu về cách phòng chống các bệnh có thể xảy ra do đặc thù ở vùng biển, như: Phòng chống muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết; về sinh đẻ có kế hoạch; về an toàn thực phẩm, chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Nhờ đó năm 2008 Trạm y tế xã đã đạt chuẩn Quốc gia. Kết quả này càng làm cho các y bác sĩ ở trạm thêm phấn khởi và người dân càng thêm tin tưởng vào tay nghề, sự nhiệt tình của các y, bác sĩ ở trạm y tế xã Nghĩa Phú. Có ngư dân người nhà bị bệnh được y bác sĩ ở trạm cứu chữa, sau khi ra khơi trở về thuyền đầy ắp cá, tôm, họ đem biếu các thầy thuốc chút quà biển lấy nghĩa, lấy tình. Còn y, bác sĩ xem đó là niềm vui, vì góp phần chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Phó trưởng trạm y tế xã Nghĩa Phú Võ Thị Thu Liễu cho biết: Những năm đó sợ nhất là những ca đỡ đẻ. Suôn sẻ thì còn dễ thở, chứ trúng ca con trở đầu là phải chuyển lên tuyến trên gấp. Mùa đông năm 2006 có ca bệnh ở dưới tận thôn Tân Mỹ (xã Nghĩa An), vượt mưa gió đến trạm y tế trong tình trạng nguy hiểm đến người mẹ. Chị em trong ca trực liền liên hệ với bệnh viện tuyến huyện, để đưa bệnh nhân đi ngay trong đêm. Vì ca bệnh quá nguy hiểm nên các y, bác sĩ trên tuyến huyện cũng nhanh chóng đưa bệnh nhân lên tuyến tỉnh mới cứu được mẹ con sản phụ... Còn nhiều ca bệnh bị thương do tai nạn giao thông hay đau ruột,... cũng không có điều kiện sơ cứu ban đầu hay chẩn đoán, phải đưa lên tuyến trên trong sự chứng kiến bà con làng chài.
Đến năm 2008 Trạm y tế xã Nghĩa Phú được đầu tư gần 1,5 tỷ đồng, trong đó Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam 800 triệu đồng, các nhà hảo tâm đóng góp gần 9 tỷ đồng để xây dựng trạm xá với 7 phòng chức năng, có sức chứa 9 giường bệnh và đầu tư thiết bị máy siêu âm, máy sưởi ấm em bé. Bác sĩ Võ Thanh Phùng bộc bạch: "Được về công tác nơi đây thật may mắn, vì sẽ áp dụng được kiến thức tích lũy từ những năm đèn sách ở giảng đường và thực tập lâm sàng ở bệnh viện. Những phương tiện ở trạm y tế đã đủ để thầy thuốc chúng tôi chữa những bệnh quy định ở trạm y tế".
Từ ngày trạm xá mới đi vào hoạt động, số lượng bệnh nhân đến với người thầy thuốc nơi đây đông hơn gấp 3 lần so với ngày trước. Số lượng này không chỉ ở trong xã Nghĩa Phú, mà còn có ở các xã lân cận Nghĩa An, Nghĩa Hà. Niềm tin của dân đối với sự tận tụy của y bác sĩ ở trạm càng nhiều, thì sự ý thức trách nhiệm của đội càng nặng hơn. Ngoài việc âm thầm khám chữa bệnh các y, bác sĩ của trạm còn tuyên truyền cho dân hiểu về cách phòng chống các bệnh có thể xảy ra do đặc thù ở vùng biển, như: Phòng chống muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết; về sinh đẻ có kế hoạch; về an toàn thực phẩm, chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Nhờ đó năm 2008 Trạm y tế xã đã đạt chuẩn Quốc gia. Kết quả này càng làm cho các y bác sĩ ở trạm thêm phấn khởi và người dân càng thêm tin tưởng vào tay nghề, sự nhiệt tình của các y, bác sĩ ở trạm y tế xã Nghĩa Phú. Có ngư dân người nhà bị bệnh được y bác sĩ ở trạm cứu chữa, sau khi ra khơi trở về thuyền đầy ắp cá, tôm, họ đem biếu các thầy thuốc chút quà biển lấy nghĩa, lấy tình. Còn y, bác sĩ xem đó là niềm vui, vì góp phần chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Bài, ảnh: Mai Hạ