(QNg)- Người đàn ông một thời trực tiếp xung trận Ba Gia lịch sử giờ đã ở cái tuổi thất thập. Nói đến hai từ "Ba Gia", hai mắt ông sáng rực. Ông kể cho chúng tôi nghe về những ngày tháng hào hùng của Trung đoàn Ba Gia-đơn vị vốn được mệnh danh là trung đoàn "thép". Ông là Lê Ngọc Lịnh (nguyên là Chính ủy Trung đoàn Ba Gia năm 1975-1976, hiện là Trưởng ban liên lạc Trung đoàn Ba Gia và Sư đoàn 2).
Ngôi nhà nhỏ của đồng chí nguyên là Chính ủy Trung đoàn Ba Gia (1975-1976) Lê Ngọc Lịnh nằm khuất sâu trong khu dân cư ở thôn Cộng Hòa II, xã Tịnh Ấn Tây (Sơn Tịnh). Tiếp chúng tôi trong không khí sắp đến kỷ niệm 46 năm ngày chiến thắng Ba Gia lịch sử (29/5/1965-29/5/2011), ông Lê Ngọc Lịnh vui mừng khoe: "Chú mới về từ Lý Sơn, ra đó thành lập tiểu ban liên lạc Trung đoàn Ba Gia việc này cốt chỉ mong anh em ở trung đoàn có điều kiện gặp gỡ nhau, giữ vững và phát huy truyền thống hào hùng của trung đoàn".
Vị "chỉ huy trưởng" ban liên lạc kể "làu làu" chiến trận Ba Gia. Niềm tự hào trong ông, trong chúng tôi và một điều chắc chắn rằng trong tất cả những người dân quê hương xứ Quảng đều rực sáng khi nhắc đến chiến trận Ba Gia hào hùng, nhắc đến Trung đoàn Ba Gia anh dũng, kiên cường.
Những cựu chiến binh, ĐVTN trong tỉnh hành hương về thăm vùng “đất lửa” Ba Gia. Ảnh: PV |
"Theo chỉ đạo của Quân khu V, mở chiến dịch Ba Gia để tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, hỗ trợ phong trào quần chúng nổi dậy giành chính quyền" - ông Lê Ngọc Lịnh hồi tưởng. Chiến dịch Ba Gia thì "dài hơi" hơn. Riêng đối với trận đánh ở Ba Gia diễn ra trong hơn 2 ngày (ngày 29, 30 và rạng sáng ngày 31/5), Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2) đã diệt gọn 1 chiến đoàn ngụy vốn được trang bị vũ khí tối tân…
Khi đánh trận Ba Gia, đồng chí Lê Ngọc Lịnh là cán bộ đại đội 6 (thuộc Tiểu đoàn 45)-đơn vị cùng với Tiểu đoàn 40 và Tiểu đoàn 60 chia thành 3 mũi tập kích tiêu diệt địch trong đêm 30/5. Khoảng 3h30’ sáng ngày 31/5, ông Lê Ngọc Lịnh cùng với các đồng chí trong Đại đội 6 hành quân chiếm lĩnh trận địa. Cán bộ-chiến sĩ Đại đội 6 bí mật vòng qua phía đông đồi Chóp Nón-nơi Tiểu đoàn 39 của ngụy đóng quân.
Kế hoạch ban đầu của quân ta là bắn 30 quả cối 82 ly lên quả đồi Chóp Nón-nơi ngụy đóng quân rồi mới "xung phong". Thế nhưng chỉ mới bắn 18 quả cối đã trúng "tim" địch, CBCS trong Đại đội 6 "xung phong" . Quân ta vùng lên như vũ bão, tiêu diệt 204 tên ngụy và 01 tên Mỹ da đen, bắt sống 26 tên. Lúc bấy giờ Tiểu đoàn 60 của ta cũng mở đợt tấn công tiểu đoàn 3 ngụy, Tiểu đoàn 40 tập kích tiểu đoàn 2 ngụy.
Trận đánh Ba Gia của Trung đoàn 1 giành thắng lợi huy hoàng. Nguyên là Chính ủy Trung đoàn Ba Gia nói giọng hùng hồn: "Chiến thắng Ba Gia mở ra vùng giải phóng rộng lớn, hỗ trợ phong trào quần chúng nổi dậy, xây dựng lòng tin trong dân, khiến cho quân thù khiếp sợ. Từ đó về sau Trung đoàn 1 còn có tên gọi là Trung đoàn Ba Gia và cũng từ đó được mệnh danh là trung-đoàn-thép".
Ông Lê Ngọc Lịnh kể cho chúng tôi nghe chuyện của Trung đội phó-Đại đội 6 Trần Cảnh Phương (quê ở Quảng Nam). Trong trận đánh ở đồi Chóp Nón, Trung đội Phó Trần Cảnh Phương bị thương ở cánh tay, máu chảy đầm đìa, thế mà vẫn xông lên chạy vòng chặn lối không cho địch thoát. Và ký ức mà ông Lịnh gìn giữ trong sâu thẳm trái tim, đó là hình ảnh chiến sĩ Nam hy sinh trong trận Chóp Nón.
Chiến sĩ Nam tuổi đời còn rất trẻ, quê ở miền Bắc. Nam đã chiến đấu rất anh dũng, thể hiện bản lĩnh kiên cường, bất khuất của người chiến sĩ cách mạng. Sau khi tiêu diệt gọn tiểu đoàn 39 ngụy, cán bộ Lịnh quay lại cõng xác đồng chí Nam. Lòng vui sướng, tự hào khi quân ta thắng trận, thế nhưng trong tâm tư của cán bộ Lịnh cũng như đối với nhiều đồng chí khác như thể mất đi phần máu thịt trong cơ thể vì đồng đội vĩnh viễn nằm dưới lòng đất mẹ.
Từ mảnh đất Quảng Nam, Trung đoàn 1 ra đời (năm 1963). Cán bộ-chiến sĩ trung đoàn hành quân khắp mọi miền đất nước, ghi dấu nhiều chiến công lẫy lừng. Trên mảnh đất Quảng Ngãi, bước chân cán bộ-chiến sĩ Trung đoàn Ba Gia in dấu khắp các địa phương, làm nên những chiến công vang dội như Ba Gia, Vạn Tường...
Ông Lê Ngọc Lịnh kể cho chúng tôi nghe chuyện của Trung đội phó-Đại đội 6 Trần Cảnh Phương (quê ở Quảng Nam). Trong trận đánh ở đồi Chóp Nón, Trung đội Phó Trần Cảnh Phương bị thương ở cánh tay, máu chảy đầm đìa, thế mà vẫn xông lên chạy vòng chặn lối không cho địch thoát. Và ký ức mà ông Lịnh gìn giữ trong sâu thẳm trái tim, đó là hình ảnh chiến sĩ Nam hy sinh trong trận Chóp Nón.
Chiến sĩ Nam tuổi đời còn rất trẻ, quê ở miền Bắc. Nam đã chiến đấu rất anh dũng, thể hiện bản lĩnh kiên cường, bất khuất của người chiến sĩ cách mạng. Sau khi tiêu diệt gọn tiểu đoàn 39 ngụy, cán bộ Lịnh quay lại cõng xác đồng chí Nam. Lòng vui sướng, tự hào khi quân ta thắng trận, thế nhưng trong tâm tư của cán bộ Lịnh cũng như đối với nhiều đồng chí khác như thể mất đi phần máu thịt trong cơ thể vì đồng đội vĩnh viễn nằm dưới lòng đất mẹ.
Từ mảnh đất Quảng Nam, Trung đoàn 1 ra đời (năm 1963). Cán bộ-chiến sĩ trung đoàn hành quân khắp mọi miền đất nước, ghi dấu nhiều chiến công lẫy lừng. Trên mảnh đất Quảng Ngãi, bước chân cán bộ-chiến sĩ Trung đoàn Ba Gia in dấu khắp các địa phương, làm nên những chiến công vang dội như Ba Gia, Vạn Tường...
Và cũng từ mảnh đất Quảng Nam, Nguyên Chính ủy Trung đoàn Ba Gia (1975-1976) Lê Ngọc Linh sinh ra và lớn lên. Cùng với đoàn quân Ba Gia, Lê Ngọc Lịnh đến với vùng đất Quảng Ngãi, gắn ký ức tuổi trẻ với chiến thắng Ba Gia. Theo đoàn quân Ba Gia ngang dọc khắp chiến trường, cuối cùng ông về lại mảnh đất Quảng Ngãi, gắn cuộc đời với người vợ và cũng là đồng đội cùng vào-sinh-ra-tử một thời ở Trung đoàn Ba Gia.
Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quật khởi, kiên cường đã tạo nên chất-thép trong mỗi cán bộ-chiến sĩ Trung đoàn 1, để rồi đi đến đâu cũng khiến quân thù khiếp sợ, đi đến đâu cũng giành thắng lợi huy hoàng. "Nhanh như Chóp Nón/Diệt gọn như Ba Gia/Dũng mãnh như Vạn Tường/kiên cường như Hiệp Đức", chiến thắng lừng lẫy của Trung đoàn Ba Gia được ghép thành thơ và nhân dân ta ngâm nga mỗi khi nhắc đến Trung đoàn anh dũng này. Và, đó cũng chính là câu nói truyền thống, là niềm tự hào của lớp lớp thế hệ cán bộ-chiến sĩ Trung đoàn Ba Gia.
Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần quật khởi, kiên cường đã tạo nên chất-thép trong mỗi cán bộ-chiến sĩ Trung đoàn 1, để rồi đi đến đâu cũng khiến quân thù khiếp sợ, đi đến đâu cũng giành thắng lợi huy hoàng. "Nhanh như Chóp Nón/Diệt gọn như Ba Gia/Dũng mãnh như Vạn Tường/kiên cường như Hiệp Đức", chiến thắng lừng lẫy của Trung đoàn Ba Gia được ghép thành thơ và nhân dân ta ngâm nga mỗi khi nhắc đến Trung đoàn anh dũng này. Và, đó cũng chính là câu nói truyền thống, là niềm tự hào của lớp lớp thế hệ cán bộ-chiến sĩ Trung đoàn Ba Gia.
Tượng đài chiến thắng Ba Gia (ở xã Tịnh Sơn) sừng sững, hiên ngang giữa đất trời. Lớp lớp thế hệ trẻ mãi mãi tiếp nối truyền thống kiên cường, bất khuất của cán bộ-chiến sĩ Trung đoàn Ba Gia năm xưa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phương Lý