Chiều 10/11, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về dự án Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi). Dự luật này Chính phủ đã trình Quốc hội tại phiên họp sáng 2/11.
Nhiều ý kiến đánh giá đây là dự thảo luật được chuẩn bị khá công phu, có nhiều điểm tiến bộ hơn so với Luật hiện hành về những vấn đề hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, về vai trò của cơ quan giám sát đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Nhiều ý kiến đánh giá đây là dự thảo luật được chuẩn bị khá công phu, có nhiều điểm tiến bộ hơn so với Luật hiện hành về những vấn đề hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, về vai trò của cơ quan giám sát đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Về vị trí của Ngân hàng Nhà nước, nhiều đại biểu đồng tình với quy định của dự thảo luật: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Liên quan đến các nội dung cụ thể của dự luật, về lãi suất nhiều ý kiến đồng tình với quy định của dự thảo Luật “Ngân hàng Nhà nước xác định, công bố lãi suất tái cấp vốn và các loại lãi suất điều hành khác nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Trong trường hợp thị trường có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với các khách hàng theo quy định của Luật này và Luật các tổ chức tín dụng.”
Tuy nhiên, theo đại biểu Trần Du Lịch, việc không quy định về lãi suất cơ bản tại dự thảo luật sẽ dẫn đến việc các quy định liên quan đến lãi suất cơ bản trong Bộ luật Dân sự sẽ không còn căn cứ để thực hiện, cũng có nghĩa là cần phải sửa Bộ luật này.
Đại biểu Lịch cũng cho rằng vấn đề thông tin là cực kỳ quan trọng nhưng hiện nay còn nhiều bất cập. Vì vậy dự luật nên thiết kế một số điều quy định rõ ràng việc báo cáo, cung cấp thông tin theo ba cấp độ: đối với công chúng, Chính phủ và Quốc hội. Trong đó có 1 điều riêng về cung cấp thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị trong luật cần bổ sung quy định chế tài xử lý những trường hợp cung cấp thông tin sai lệch, gây ảnh hướng không tốt việc điều hành của ngân hàng.
Thảo luận về quy định về hội đồng chính sách tiền tệ, nhiều đại biểu nhất trí bỏ quy định trong luật hiện hành về Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho Thủ tướng, và bổ sung quy định Thống đốc có quyền thành lập các ban, hội đồng tư vấn để tăng quyền cho Thống đốc.
Luật cần trao cho Thống đốc quyền quyết định những vấn đề lớn liên quan đến chính sách tiền tệ trong phạm vi thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước. Thống đốc có quyền thành lập hội đồng tư vấn khi cần thiết, đại biểu Nguyễn Hồng Sơn phát biểu.
Xung quanh quy định về quyết định thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, nhiều đại biểu nhất trí với đề nghị của Ủy ban Kinh tế thiết kế lại theo hướng Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm. Chính phủ trình Quốc hội chỉ tiêu lạm phát hàng năm, quyết định chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán và khung lãi suất, tỷ giá để chỉ đạo việc điều hành của Ngân hàng Nhà nước nhằm đạt chỉ tiêu lạm phát mà Quốc hội đã quyết định.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất trình Chính phủ quy định: khung lãi suất, khung tỷ giá, tổng phương tiện thanh toán, quyết định mức lãi suất, tỷ giá cụ thể trong khung do Chính phủ quy định cho từng thời kỳ và chủ động các công cụ chính sách tiền tệ khác (dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở…).
Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường sáng 16/11 và thông qua dự luật này tại kỳ họp sau. Dự kiến, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2011.
Liên quan đến các nội dung cụ thể của dự luật, về lãi suất nhiều ý kiến đồng tình với quy định của dự thảo Luật “Ngân hàng Nhà nước xác định, công bố lãi suất tái cấp vốn và các loại lãi suất điều hành khác nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Trong trường hợp thị trường có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với các khách hàng theo quy định của Luật này và Luật các tổ chức tín dụng.”
Tuy nhiên, theo đại biểu Trần Du Lịch, việc không quy định về lãi suất cơ bản tại dự thảo luật sẽ dẫn đến việc các quy định liên quan đến lãi suất cơ bản trong Bộ luật Dân sự sẽ không còn căn cứ để thực hiện, cũng có nghĩa là cần phải sửa Bộ luật này.
Đại biểu Lịch cũng cho rằng vấn đề thông tin là cực kỳ quan trọng nhưng hiện nay còn nhiều bất cập. Vì vậy dự luật nên thiết kế một số điều quy định rõ ràng việc báo cáo, cung cấp thông tin theo ba cấp độ: đối với công chúng, Chính phủ và Quốc hội. Trong đó có 1 điều riêng về cung cấp thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị trong luật cần bổ sung quy định chế tài xử lý những trường hợp cung cấp thông tin sai lệch, gây ảnh hướng không tốt việc điều hành của ngân hàng.
Thảo luận về quy định về hội đồng chính sách tiền tệ, nhiều đại biểu nhất trí bỏ quy định trong luật hiện hành về Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho Thủ tướng, và bổ sung quy định Thống đốc có quyền thành lập các ban, hội đồng tư vấn để tăng quyền cho Thống đốc.
Luật cần trao cho Thống đốc quyền quyết định những vấn đề lớn liên quan đến chính sách tiền tệ trong phạm vi thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước. Thống đốc có quyền thành lập hội đồng tư vấn khi cần thiết, đại biểu Nguyễn Hồng Sơn phát biểu.
Xung quanh quy định về quyết định thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, nhiều đại biểu nhất trí với đề nghị của Ủy ban Kinh tế thiết kế lại theo hướng Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm. Chính phủ trình Quốc hội chỉ tiêu lạm phát hàng năm, quyết định chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán và khung lãi suất, tỷ giá để chỉ đạo việc điều hành của Ngân hàng Nhà nước nhằm đạt chỉ tiêu lạm phát mà Quốc hội đã quyết định.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất trình Chính phủ quy định: khung lãi suất, khung tỷ giá, tổng phương tiện thanh toán, quyết định mức lãi suất, tỷ giá cụ thể trong khung do Chính phủ quy định cho từng thời kỳ và chủ động các công cụ chính sách tiền tệ khác (dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở…).
Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường sáng 16/11 và thông qua dự luật này tại kỳ họp sau. Dự kiến, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2011.