(Báo Quảng Ngãi)- Hương vị Tết cổ truyền phải là “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Hẳn thế nên từ những ngày đầu tháng Chạp, người dân làng Phú Mỹ, thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu (TP.Quảng Ngãi) đã tất bật làm những chiếc bánh chưng, bánh tét đầy hương vị Tết.
[links()]
Làng nghề bánh chưng, bánh tét Phú Mỹ có khoảng 30 hộ làm bánh quanh năm. Nhưng từ tháng Chạp, không khí ở làng Phú Mỹ mới thật sự rộn ràng. Khắp các con đường lớn, nhỏ trong làng được phủ xanh bởi lá chuối, lá dong. Trước hiên nhà, người tất bật đãi nếp, hấp đậu, người ướp thịt làm nhân, người nhóm lửa luộc bánh... Khói bếp hòa quyện với mùi thơm của bánh, làm nao lòng những thập khách khi đến làng Phú Mỹ vào những ngày tháng Chạp.
Mộc mạc, dân dã nhưng bánh tét là món không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. ẢNH: TH.PHONG |
Chỉ biết rằng, trước đây làng Phú Mỹ có vài hộ gói bánh chưng vuông nhỏ, hoặc tròn cỡ nắm tay (có nơi còn gọi là bánh hộc), để cung cấp cho các quán nước ven đường phục vụ khách thập phương. Những chiếc bánh có vị thơm ngon đậm đà, ăn mềm dẻo, gây “nghiện” cho bao người. Tiếng lành đồn xa, khách mua bánh ngày càng nhiều. Những người làm bánh ở làng Phú Mỹ có thu nhập ổn định, nên ngày càng mở rộng kiểu cha truyền con nối”, vừa xếp bánh vào nồi luộc, bà Liên vừa tâm tình.
Từ bánh chưng vuông nhỏ, bánh chưng truyền thống và bánh tét, đến nay, người dân làng Phú Mỹ sáng tạo thêm nhiều mẫu bánh, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, như bánh chưng đỏ (làm từ gấc), bánh chưng nếp cẩm (từ nếp đen hoặc tím)... “Làm bánh tưởng đơn giản, nhưng kỳ công và khó lắm, chỉ cần sơ sẩy một tí là bánh mất độ thơm ngon. Vậy nên, không chỉ chăm chút, kỹ lưỡng từ khâu chọn và chế biến nguyên liệu, chúng tôi còn tỉ mẩn gói bánh bằng tay, nấu bánh bằng củi hoặc than củi, luộc bánh cũng phải đủ nước, đúng giờ”, bà Phùng Thị Hoa, em gái bà Liên góp chuyện.
Vì “cái hồn” của chiếc bánh nằm ở phần nhân, nên người dân làng Phú Mỹ có bí quyết pha trộn và công thức ướp nhân rất thận trọng và cầu kỳ, được truyền từ đời này sang đời khác. Hẳn vậy, nên hàng trăm năm qua, bánh chưng, bánh tét làng Phú Mỹ luôn nức tiếng dẻo thơm “từ vỏ đến nhân”, luôn giữ một hương vị riêng biệt, không lẫn với bánh những nơi khác. “Không chỉ nếp, đậu và thịt, mà cái bánh còn “gói” cả tâm huyết, sự khéo léo và tỉ mỉ của người dân chúng tôi. Điều này tạo ra sự khác biệt trong cả hình dáng, hương vị bánh của làng Phú Mỹ”, bà Liên tự hào.
Tháng Chạp, làng Phú Mỹ đỏ lửa suốt ngày đêm, người làm bánh thoăn thoắt không ngơi tay, nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vậy nên, ngay cả thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân làng Phú Mỹ vẫn miệt mài để có những mẻ bánh chưng, bánh tét thơm ngon, nóng hổi theo khách thập phương lên ngược về xuôi, ra Bắc vào Nam và kịp hiện diện trong mâm cỗ ngày Tết của mỗi gia đình. Sự ấm cúng từ nồi bánh chưng, bánh tét Phú Mỹ ngày càng lan tỏa đến nhiều mâm cỗ của gia đình Việt, mang theo ước vọng một năm mưa thuận, gió hòa, an khang, thịnh vượng.
THANH PHONG