(Báo Quảng Ngãi)- Những món bánh truyền thống như bánh in, bánh thuẫn, bánh tráng... không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt. Vì vậy, các làng nghề làm bánh truyền thống trong tỉnh đang tăng công suất để kịp cho ra lò những mẻ bánh phục vụ Tết.
Tăng công suất
Xã Hành Trung (Nghĩa Hành) hiện có hơn 100 hộ đang mưu sinh bằng nghề bánh tráng truyền thống. Những tháng cận Tết là thời gian các lò bánh hoạt động hết công suất.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Tăng công suất
Xã Hành Trung (Nghĩa Hành) hiện có hơn 100 hộ đang mưu sinh bằng nghề bánh tráng truyền thống. Những tháng cận Tết là thời gian các lò bánh hoạt động hết công suất.
|
Lò bánh mì xốp của ông Thuận ở xã Hành Phước (Nghĩa Hành) tất bật vụ Tết. ẢNH: Đăng Sương
|
Tại lò bánh tráng của bà Lương Thị Hồng Anh, ở thôn Hiệp Phổ Trung, các nhân viên đang làm việc luôn tay. Ngày bình thường tại lò bánh tráng bà Anh có 4 người làm, đến hai tháng gần Tết, số lượng người làm tăng lên gấp đôi.
Bà Anh cho hay: “Dịp Tết nhu cầu sử dụng bánh tráng tăng, nên từ 2 giờ sáng tôi đã dậy xay hơn 2 tạ gạo để kịp làm bánh. Ngày xưa, tôi làm bánh thủ công, nhưng thấy nhu cầu ngày càng tăng nên tôi quyết định đầu tư máy về sản xuất”. Bình quân mỗi ngày lò bánh của bà Anh sản xuất 10 – 15 thiên bánh, vào hai tháng giáp Tết số lượng tăng lên gấp đôi.
Tại các lò bánh mì xốp ở xã Hành Phước (Nghĩa Hành), thời điểm này không khí làm việc cũng khẩn trương không kém. Ông Tạ Minh Thuận, ở thôn Vinh Thọ gắn bó với nghề làm bánh mì xốp hơn 40 năm nay, chia sẻ: "Đây là nghề ông bà để lại nên tôi không đành bỏ. Nhờ duy trì lò bánh giúp gia đình tôi giữ được mối cung ứng cho ngày Tết. Từ giữa tháng 11 âm lịch, tại lò có 5 người làm, đảm bảo sản xuất từ 5.000 – 7.000 bánh/ngày".
Bánh thuẫn, bánh in hút hàng
Tết đang cận kề cũng là lúc gia đình ông Lê Văn Định ở thôn Phước Lộc, xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh) làm không ngớt tay, để cho ra những mẻ bánh in đẹp mắt cung ứng thị trường. Mỗi ngày, vợ chồng ông làm ra 3 – 5 thiên bánh, riêng hai tháng giáp Tết, lượng bánh làm ra tăng lên gấp đôi.
Tại các lò bánh mì xốp ở xã Hành Phước (Nghĩa Hành), thời điểm này không khí làm việc cũng khẩn trương không kém. Ông Tạ Minh Thuận, ở thôn Vinh Thọ gắn bó với nghề làm bánh mì xốp hơn 40 năm nay, chia sẻ: "Đây là nghề ông bà để lại nên tôi không đành bỏ. Nhờ duy trì lò bánh giúp gia đình tôi giữ được mối cung ứng cho ngày Tết. Từ giữa tháng 11 âm lịch, tại lò có 5 người làm, đảm bảo sản xuất từ 5.000 – 7.000 bánh/ngày".
Bánh thuẫn, bánh in hút hàng
Tết đang cận kề cũng là lúc gia đình ông Lê Văn Định ở thôn Phước Lộc, xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh) làm không ngớt tay, để cho ra những mẻ bánh in đẹp mắt cung ứng thị trường. Mỗi ngày, vợ chồng ông làm ra 3 – 5 thiên bánh, riêng hai tháng giáp Tết, lượng bánh làm ra tăng lên gấp đôi.
|
Làng nghề bánh thuẫn xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa) hút hàng ngày Tết. Ảnh: ĐĂNG SƯƠNG
|
Gia đình ông Định có thâm niên làm bánh in hơn 30 năm. Bánh in của gia đình ông được làm từ những nguyên liệu như đậu xanh, bột nếp, đường... Các nguyên liệu làm rất kỹ qua nhiều công đoạn, đặc biệt khâu đánh bột, dập bánh rất chặt, nên bánh để được khá lâu. “Bánh in truyền thống của gia đình tôi rất được ưa chuộng và có mặt khắp nơi trên cả nước. Trước kia, tôi dùng khuôn gỗ, búa gỗ để in bánh, nhưng vì không kịp phục vụ cho bà con, đặc biệt vào những ngày Tết nên quyết định mua máy dập bánh để đảm bảo số lượng, giảm sức lao động mà vẫn giữ được hương vị bánh in xưa”, ông Định bộc bạch.
Không chỉ bánh in hút hàng dịp Tết, mà bánh thuẫn cũng là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Lò bánh thuẫn Ba Phùng, ở thôn Đông Thuận, xã Bình Trung (Bình Sơn) đã hoạt động hơn 30 năm, luôn được sự đón nhận của khách hàng gần xa.
Chủ lò bánh thuẫn Võ Thị Ba cho biết: “Vụ Tết, 5 nhân công cùng hai vợ chồng tôi làm ra 10.000 – 15.000 chiếc bánh/ngày. Có khi làm ca đêm mới kịp giao hàng. Nguyên liệu bánh thuẫn Ba Phùng có khác so với mọi nơi, đó là, bên cạnh trứng, bột mình tinh, hơn chục năm nay, chúng tôi cho thêm sữa bột, sữa tươi và gừng giúp cho màu sắc tao nhã hơn, mùi vị thơm ngon, không quá ngọt. Bởi vậy, được rất nhiều nơi ưa chuộng, nên đến 30 Tết lò bánh mới nghỉ ngơi”.
SƯƠNG – TRANG