Có thể thấy, tình trạng bạo hành trong gia đình không thể giải quyết được nếu chỉ thông qua các buổi đối thoại hoặc những lời cam kết.Bởi vấn nạn này gắn liền với những yếu tố thuộc về tâm thức, nhận thức và văn hóa-xã hội. Để giải quyết, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách sâu sắc, mới có thể đưa ra những giải pháp căn cơ.
Một trong những lý do khiến các ông chồng thường xuyên sử dụng bạo lực là bởi họ xem hành vi bạo lực là cách thức hữu hiệu để kiểm soát và thống trị người vợ. Và điều bất hạnh thay, lại đã từng được luật pháp cho phép ngay tại những nước tiên tiến nhất.
Chẳng hạn tại Mỹ, vào đầu thế kỷ XIX quốc gia này này đã đưa ra những điều luật cho phép người chồng có quyền đánh vợ mình, kiểm soát vợ mình bằng sức mạnh. Cụ thể, Tòa án Tối cao bang Mississippi là nơi đầu tiên thông qua điều luật này vào năm 1824 và tiếp sau đó là các bang Maryland, Massachusetts, North Carolina... Chỉ đến những năm 1970, những điều luật này mới bị coi là bất hợp pháp. Ở
Việt Nam, tuy không có luật chính thức cho phép sử dụng bạo lực đối với người vợ nhưng vẫn tồn tại quan niệm từ rất lâu đời: "dạy vợ từ thuở ban sơ mới về", tức truyền thống Việt Nam cho phép người chồng được "quyền" dạy vợ của mình.
Từ đó dẫn đến việc các ông dùng bạo lực để dạy vợ. Như vậy, việc người chồng bạo hành với người vợ đã có nguyên nhân gốc rễ từ trong văn hóa và luật pháp xa xưa, nên không thể một sớm một chiều có thể xóa bỏ, đặc biệt là tại những nơi mà dân trí và các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội còn chưa phát triển.
Trong truyền thống Nho giáo, còn một yếu tố nữa làm nền tảng cho nạn bạo hành đối với phụ nữ. Đó là việc xem thường địa vị của người phụ nữ trong gia đình cũng như xã hội. Người phụ nữ một thời gian dài bị xem là "nữ nhi ngoại tộc", là một vật sở hữu của người đàn ông. Chính vì vậy, việc đàn ông không tôn trọng hoặc đối xử thô bạo với phụ nữ đã trở nên dễ hiểu.
Cũng do truyền thống, người phụ nữ thường bị trói chặt trong các công việc gia đình như nấu nướng, giặt giũ, trông nom con cái... khiến họ bị đặt trong tình trạng bị lệ thuộc (về kinh tế) vào người đàn ông. Chính vì là kẻ phụ thuộc nên họ gần như bị gạt ra bên lề trước mọi quyết định quan trọng có liên quan đến đời sống gia đình, đành để mặc chồng muốn làm gì thì làm.
Như vậy, việc đầu tiên là phải thay đổi nhận thức của xã hội và của bản thân người phụ nữ về giá trị cũng như địa vị của họ trong gia đình, xã hội thông qua các chương trình truyền thông, các buổi nói chuyện chuyên đề.
Song song đó, cần có những giải pháp nhằm làm "tăng năng lực" cho người phụ nữ, tức là giúp họ cải thiện về mặt tri thức, trang bị nghề nghiệp để họ có thể tự đứng vững về kinh tế.
Đặc biệt, nên đưa môn giáo dục bình đẳng giới vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho các học sinh bậc phổ thông, để các em nhận ra sự cần thiết phải tôn trọng người khác, nhận ra những hậu quả về tâm lý, xã hội và kinh tế của nạn bạo hành hoặc phân biệt đối xử đối với nữ giới trong gia đình cũng như trong xã hội.
Cuối cùng, với những ông chồng bạo hành, phải có các giải pháp mạnh hơn. Bởi những lời khuyên nhủ hay đối thoại sẽ không đủ mạnh để giải quyết rốt ráo vấn nạn này.
Trong truyền thống Nho giáo, còn một yếu tố nữa làm nền tảng cho nạn bạo hành đối với phụ nữ. Đó là việc xem thường địa vị của người phụ nữ trong gia đình cũng như xã hội. Người phụ nữ một thời gian dài bị xem là "nữ nhi ngoại tộc", là một vật sở hữu của người đàn ông. Chính vì vậy, việc đàn ông không tôn trọng hoặc đối xử thô bạo với phụ nữ đã trở nên dễ hiểu.
Cũng do truyền thống, người phụ nữ thường bị trói chặt trong các công việc gia đình như nấu nướng, giặt giũ, trông nom con cái... khiến họ bị đặt trong tình trạng bị lệ thuộc (về kinh tế) vào người đàn ông. Chính vì là kẻ phụ thuộc nên họ gần như bị gạt ra bên lề trước mọi quyết định quan trọng có liên quan đến đời sống gia đình, đành để mặc chồng muốn làm gì thì làm.
Như vậy, việc đầu tiên là phải thay đổi nhận thức của xã hội và của bản thân người phụ nữ về giá trị cũng như địa vị của họ trong gia đình, xã hội thông qua các chương trình truyền thông, các buổi nói chuyện chuyên đề.
Song song đó, cần có những giải pháp nhằm làm "tăng năng lực" cho người phụ nữ, tức là giúp họ cải thiện về mặt tri thức, trang bị nghề nghiệp để họ có thể tự đứng vững về kinh tế.
Đặc biệt, nên đưa môn giáo dục bình đẳng giới vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho các học sinh bậc phổ thông, để các em nhận ra sự cần thiết phải tôn trọng người khác, nhận ra những hậu quả về tâm lý, xã hội và kinh tế của nạn bạo hành hoặc phân biệt đối xử đối với nữ giới trong gia đình cũng như trong xã hội.
Cuối cùng, với những ông chồng bạo hành, phải có các giải pháp mạnh hơn. Bởi những lời khuyên nhủ hay đối thoại sẽ không đủ mạnh để giải quyết rốt ráo vấn nạn này.
Theo Phụ nữ