TIN LIÊN QUAN |
---|
Hằng ngày, chị Nguyễn Thị Đào, ở thôn An Hòa Nam, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa phân loại rác ngay từ nhà bếp. Phế phẩm từ thực phẩm chị làm thức ăn cho heo, gà; rau, củ, quả chị bới gốc cây lấp đất lại để tự phân hủy thành phân vi sinh. Các lọ, chai nhựa, bao ni lông… chị thu gom bán ve chai.
"Trước đây có xe thu gom rác, tôi gom tất cả vào túi nilon rồi quăng lên xe rác chưa hề nghĩ đến chuyện phân loại rác. Từ ngày ngưng việc thu gom rác, được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, tôi mới hiểu ra. Thực ra phân loại rác không hề khó” - chị Đào chia sẻ.
Mô hình “phân loại rác thải tại hộ gia đình” được Ban Dân vận Tỉnh ủy triển khai ở thôn An Hòa Bắc và An Hòa Nam, xã Nghĩa Thắng từ tháng 6.2019.
Ban Dân vận Tỉnh ủy hỗ trợ kinh phí để mua tặng 10 thùng chứa rác thải sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên, do chưa có nơi xử lý rác thải sinh hoạt tập trung nên việc thu gom rác thải chưa thể triển khai nên các thùng chứa rác vẫn còn nằm im lìm ở UBND xã.
Cần phân loại rác tại nguồn để giảm lượng rác thải thu gom, xử lý. |
Trong khí đó, ở tổ 13, phường Nguyễn Nghiêm, TP. Quảng Ngãi, là nơi thực hiện thí điểm mô hình phân loại rác tại hộ gia đình của phường lại lúng túng với mô hình này.
Các hộ gia đình được phường phát cho 2 thùng rác. Thùng màu xanh đựng rác hữu cơ và thùng màu vàng đựng rác vô cơ. Ông Quang, một hộ dân ở tổ 13 cho biết, hưởng ứng chủ trương của chính quyền, gia đình ông thực hiện phân loại rác tại nguồn.
Cần nâng cao ý thức
Rác thải đang là bài toán đau đầu ở Quảng Ngãi. Các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt đang gặp nhiều khó khăn, khắp nơi đang ngập trong rác thải. Việc này, đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.
"Sở TN&MT sẽ phối hợp với các sở, ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng chương trình, kế hoạch phân loại rác tại nguồn để tham mưu cho UBND tỉnh, đảm bảo sự đồng nhất, đồng bộ quản lý từ khâu thu gom, vận chuyển và xử lý". Ông NGUYỄN QUỐC TÂN, Phó Giám đốc Sở TN&MT. |
Rác thải mỗi ngày một tăng, đa dạng về số lượng và chủng loại, khó xử lý, trong khi đó công tác thu gom, xử lý rác thải hiện nay chỉ dừng lại ở chôn lấp, đốt.
Tuy nhiên, rất cần sự tự giác, nâng cao ý thức của mỗi người dân trong việc phân loại rác tại nguồn. Chẳng hạn như: mỗi ngày một gia đình thải ra 1,5 kg rác, trong đó có 30% rác hữu cơ.
Khắp nơi đang ngập trong rác thải, gây ô nhễm môi trường. |
Tổng Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Ngãi, ông Lê Hồng Sơn cũng cho rằng, hiện Quảng Ngãi chưa có nhà máy xử lý tác theo công nghệ hiện đại, rác thải đưa về bãi chủ yếu là chôn lấp rất tốn quỹ đất.
Vì thế, thì việc phân loại rác tại nguồn cần khuyến khích để tạo ý thức bảo vệ môi trường cho người dân, giảm áp lực lượng rác đưa về bãi xử lý, giảm thiểu lượng rác đem chôn lấp, từ đó giảm được áp lực về quỹ đất.
Để nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, chính quyền các địa phương cần nhân rộng các mô hình phân loại rác tại nguồn. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức trách nhiệm cho người dân trong việc thu gom, phân loại rác thải để cùng chung tay bảo vệ môi trường.