(Báo Quảng Ngãi)- Vay vốn xây dựng nhà theo diện 167 nợ cũ chưa trả xong, thì 22 hộ dân thôn Gọi Re, xã Ba Xa (Ba Tơ) lại phải tháo dỡ nhà để chuyển sang nơi ở mới. Chưa kịp vui niềm vui an cư khi thoát khỏi khu vực nứt núi, 22 gia đình người Hrê nơi đây lại tiếp tục đau đáu nỗi lo - nợ cũ, nợ mới chất chồng.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Xót của, xót công
Thôn Gọi Re nằm cách trung tâm xã hơn 10km đường đất, đường sá khúc khuỷu, gập ghềnh nên để xây được một ngôi nhà cấp 4, người dân trong thôn phải mượn thêm nhân công xuống tận trung tâm xã để gùi từng gùi gạch, ngói…về làng. Cũng chính vì thế mà chi phí xây dựng nhà ở nơi đây bị “đội” lên nhiều lần. Nhưng rồi vì giấc mơ an cư, nên sau khi được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà theo Chương trình 167, bà con nơi đây mạnh dạn vay thêm tiền để xây luôn nhà kiên cố. 22 nóc nhà theo Chương trình 167 ở khu dân cư Nước Lía, thôn Gọi Re “khánh thành” vào các năm 2010, 2011, 2012 những tưởng sẽ mang lại cho Nước Lía một diện mạo mới. Nhưng rồi vào tháng 11.2013, sau đợt mưa kéo dài nhiều ngày, khối đất đá trên núi Tốt bất chợt đổ ập xuống khu dân cư Nước Lía, khiến 4 ngôi nhà sàn của người dân nơi đây bị vùi sâu trong đất đá.
Thôn Gọi Re nằm cách trung tâm xã hơn 10km đường đất, đường sá khúc khuỷu, gập ghềnh nên để xây được một ngôi nhà cấp 4, người dân trong thôn phải mượn thêm nhân công xuống tận trung tâm xã để gùi từng gùi gạch, ngói…về làng. Cũng chính vì thế mà chi phí xây dựng nhà ở nơi đây bị “đội” lên nhiều lần. Nhưng rồi vì giấc mơ an cư, nên sau khi được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà theo Chương trình 167, bà con nơi đây mạnh dạn vay thêm tiền để xây luôn nhà kiên cố. 22 nóc nhà theo Chương trình 167 ở khu dân cư Nước Lía, thôn Gọi Re “khánh thành” vào các năm 2010, 2011, 2012 những tưởng sẽ mang lại cho Nước Lía một diện mạo mới. Nhưng rồi vào tháng 11.2013, sau đợt mưa kéo dài nhiều ngày, khối đất đá trên núi Tốt bất chợt đổ ập xuống khu dân cư Nước Lía, khiến 4 ngôi nhà sàn của người dân nơi đây bị vùi sâu trong đất đá.
Chưa trả xong nợ cũ, người dân Gọi Re lại tiếp tục vay mượn thêm để xây dựng nhà mới tại Khu tái định cư Mang Póc. |
Bàng hoàng sau tai nạn bất ngờ, nhưng khi Nhà nước có chủ trương dời dân ra vùng an toàn, bà con trong thôn chẳng ai muốn đi. Giải thích lý do nấn ná, chần chừ, anh Phạm Văn Xem, một trong những hộ dân thuộc diện phải di dời khẩn cấp ra khỏi vùng sạt lở Gọi Re nói trong chua xót: “Để làm được ngôi nhà, ngoài 8 triệu đồng vay của ngân hàng chính sách, tôi phải bán bò, bán keo rồi vay mượn họ hàng, xóm giềng… mới đủ. Ở chưa được 1 năm, nợ cũ thì chưa trả xong mà phải dỡ nhà để sang nơi mới, làm sao tôi đi cho đành?”
Nợ cũ, nợ mới chất chồng
Đến thời điểm hiện tại, sau những nỗ lực hoàn thành mặt bằng tái định cư, vận động người dân đến nơi ở mới, khu tái định cư Mang Póc đã “đủ” 36 nóc nhà. Trong đó, 22 hộ nghèo dù còn chật vật nhưng cũng đã khẩn trương dựng nhà mới ở Mang Póc. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui chung, 22 hộ nghèo nơi đây vẫn canh cánh nỗi lo nợ nần. Trong số 22 hộ được hỗ trợ xây dựng nhà theo Chương trình 167 ở khu dân cư Nước Lía cũ, có đến 19 hộ vẫn còn nợ Ngân hàng Chính sách Xã hội với tổng số tiền vay lên đến 152 triệu đồng. “8 triệu đồng/hộ chỉ là số tiền chính thức mà mỗi hộ vay ngân hàng, còn những khoản vay bên ngoài để xây dựng nhà vượt xa con số này”, bà Võ Thị Bích Lê - Phó Chủ tịch UBND xã Ba Xa trăn trở.
Nhà xây xong chẳng ở được bao lâu lại phải ngậm ngùi dỡ bỏ rồi “ôm” theo khoản nợ vay sang nơi ở mới. Thêm vào đó, số tiền 20 triệu đồng mà Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà mới ở Khu tái định cư Mang Póc cũng chẳng đủ để xây dựng nhà. Vì vậy, người dân nơi đây lại tiếp tục phải vay mượn thêm. Nợ cũ, nợ mới chất chồng khiến cuộc sống của 22 hộ nghèo người Hrê ở Gọi Re vốn đã khó khăn giờ lại càng bế tắc. “Ở chỗ mới, chúng tôi không còn phải lo âu sạt lở, nhưng lại không biết làm đến bao giờ mới trả xong nợ. Nợ cũ, rồi nợ mới, trong khi chỗ ở mới lại không có nhiều diện tích để xây dựng chuồng trại nuôi heo, nuôi bò phát triển kinh tế”, ông Phạm Văn Lợ bộc bạch.
Kiến nghị về vấn đề này, ông Lê Hàn Phong - Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết: Để tháo gỡ khó khăn, giúp các hộ dân di dời đến khu tái định cư Mang Póc ổn định cuộc sống, địa phương rất mong Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh xem xét, xóa nợ cho các hộ dân được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Quyết định 167 vì lý do bất khả kháng này.
Bài, ảnh: Ý THU