(QNg) -Vào mùa mưa bão, tàu thuyền ở Quảng Ngãi phải chạy "bạt mạng" vào những dòng sông đổ về cửa biển để trú bão. Nhiều tàu thuyền đã gặp nạn gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong mùa mưa bão đến, ngoài số tàu neo đậu vào cảng Lý Sơn và Tịnh Hòa (Sơn Tịnh) thì còn có hàng trăm tàu, thuyền phải lao đao trong chuyện tìm bến đỗ.
Lo chuyện tàu thuyền tìm bến đỗ...
Quảng Ngãi có các cửa biển: Sa Kỳ, Sa Cần, Cổ Lũy, Mỹ Á, Sa Huỳnh... Mùa mưa, những cửa biển này là nơi để tàu thuyền vào bên trong neo đậu. Do lòng sông hẹp nên nhiều tàu thuyền neo đậu san sát và cùng buộc chung dây neo, khi có mưa nguồn lớn, nước đổ về đột ngột đã làm nhiều tàu thuyền phải gãy lái, mất neo, bể be... hay trôi ra cửa biển rồi bị mắc cạn làm thiệt hại cho ngư dân hàng tỷ đồng.
Chứng kiến nhiều đợt tàu thuyền bị mắc cạn ở cửa biển Cổ Lũy bị sóng đánh chìm trong mùa mưa, ông Phạm Hợp ở xóm 3, thôn Phổ An, xã Nghĩa An (Tư Nghĩa), nói: Tàu có công suất chỉ 50CV, thường đánh bắt trong lộng nên mùa mưa cũng là mùa mưu sinh của dân chài nơi đây. Khi nào có bão to, gió lớn mới đưa tàu vào bờ. Nhưng thường thì cửa biển bị bồi lấp nặng, vào được bên trong khó lắm. Có khi đưa vào không kịp là thuyền bị sóng đánh chìm.
Các xã ven biển của huyện Bình Sơn, như: Bình Chánh, Bình Hải, Bình Đông... ngư dân chủ yếu sống nhờ vào biển. Vì cuộc sống còn nghèo nên chỉ sắm được những tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt gần bờ, hoạt động không chỉ trong mùa nắng mà ngay trong mùa mưa. Khi mưa bão đến, tàu có công suất lớn vào bên trong dòng sông Trà Bồng neo đậu, những chiếc tàu nhỏ thường neo đậu bên ngoài. Ông Nguyễn Tư - trưởng thôn Mỹ Tân (Bình Chánh), kể: Vì không có bến neo đậu, nên tàu thuyền lớn nhỏ đều neo đậu san sát nhau trên sông Trà Bồng. Mùa mưa năm rồi nước từ thượng nguồn đổ về đột ngột làm cho 70 chiếc tàu thuyền của ngư dân trong thôn phải trôi dạt ra vùng nuôi tôm, lạch sông, va đập và bị mắc cạn làm hư hỏng.
Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình neo đậu tàu thuyền
Khu vực miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi, có nhiều sông ngòi đổ ra biển. Trên những lòng sông nơi cửa biển này, tàu thuyền neo đậu trong mùa mưa từ bao đời nay và đã gây nhiều tổn thất lớn cho ngư dân. Để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền neo đậu trong mùa mưa bão, Quảng Ngãi đã đề nghị TW hỗ trợ kinh phí để xây dựng bến cảng.
Ngoài cảng neo trú tàu thuyền Tịnh Hòa (Sơn Tịnh) đã đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão năm 2008, tạo điều kiện cho 350 tàu trú bão an toàn, Chính phủ đã có Quyết định 288 quy hoạch 5 điểm: Sa Cần, Sa Kỳ - Cổ Lũy, Mỹ Á, Sa Huỳnh, đảo Lý Sơn, để xây dựng cảng neo trú tàu thuyền. Theo đó, dự án vũng neo đậu tàu thuyền và khu du lịch hậu cần nghề cá đảo Lý Sơn đã được xây dựng hoàn thành giai đoạn 1, có sức chứa 300 tàu thuyền vào neo đậu, tránh bão. Tuy nhiên, vì chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ nên khi gió bão từ cấp 9 trở lên vũng neo đậu trú bão tàu cá đảo Lý Sơn vẫn không đảm bảo an toàn. Dự án cảng neo trú tàu thuyền và cửa biển Mỹ Á đã được triển khai xây dựng vào tháng 2/2009. Công trình gồm có các hạng mục: Đê chắn sóng, chắn cát (phía nam, phía bắc), ngăn lũ, vũng neo đậu, luồng vào, xây dựng bến cá.., được chia làm 4 gói thầu, tổng vốn đầu tư hơn 90 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân hàng thế giới hơn 63,5 tỷ đồng; vốn đối ứng Trung ương hỗ trợ hơn 10,6 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh hơn 15,9 tỷ đồng. Sau hơn 4 tháng thi công, đến nay công trình đã đạt 25% khối lượng công việc.
Ông Đỗ Ngọc Vinh - Giám đốc Ban quản lý các dự án đầu tư và Xây dựng thủy sản, cho biết: Trong quá trình triển khai thi công, dự án gặp nhiều trở ngại, như: Nguồn vốn đối ứng của Trung ương chưa giao kịp thời, nên không có vốn để tạm ứng và thanh toán giá trị khối lượng các hạng mục đã hoàn thành; điều kiện thi công trên vùng biển đảo nên chịu ảnh hưởng của thủy triều... Tuy vậy, để đảm bảo các hạng mục quan trọng hoàn thành trước mùa mưa bão năm nay theo đúng kế hoạch, hiện nay Ban quản lý các dự án đầu tư và Xây dựng thủy sản đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công. Trước hết phải cơ bản hoàn thiện đê chắn cát - ngăn lũ; vũng neo đậu và thông luồng cho tàu thuyền vào bên trong trú bão; đúc xong toàn bộ các loại cấu kiện BTCT, hoàn thiện móng đê... Hiện nay, các nhà thầu đang tập trung phương tiện thiết bị để tăng ca phấn đấu hoàn thành công trình theo kế hoạch.
Công trình cảng neo trú tàu thuyền và cửa biển Mỹ Á hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ có sức chứa cho khoảng 400 tàu thuyền (400CV/chiếc). Các dự án khu neo đậu tránh trú bão tàu cá tại cửa biển Sa Hùynh và dự án Vũng neo đậu tàu thuyền và khu du lịch hậu cần nghề cá đảo Lý Sơn (giai đoạn 2) có kế hoạch xây dựng trong giai đoạn 2010 -2012.
Tất cả các dự án cảng neo trú tàu thuyền còn nằm ở phía trước, trong mùa mưa bão năm nay ngoài số tàu thuyền neo đậu ở cảng Lý Sơn và Tịnh Hoà, số tàu còn lại sẽ tiếp tục neo đậu trên các dòng sông. Nhưng dẫu sao, kế hoạch xây dựng các cảng neo trú tránh bão cũng là nỗi mong ước đối với bà con ngư dân vùng ven biển.
Khi thời tiết xấu, tàu thuyền chạy về các của biển để neo đậu |
Quảng Ngãi có các cửa biển: Sa Kỳ, Sa Cần, Cổ Lũy, Mỹ Á, Sa Huỳnh... Mùa mưa, những cửa biển này là nơi để tàu thuyền vào bên trong neo đậu. Do lòng sông hẹp nên nhiều tàu thuyền neo đậu san sát và cùng buộc chung dây neo, khi có mưa nguồn lớn, nước đổ về đột ngột đã làm nhiều tàu thuyền phải gãy lái, mất neo, bể be... hay trôi ra cửa biển rồi bị mắc cạn làm thiệt hại cho ngư dân hàng tỷ đồng.
Chứng kiến nhiều đợt tàu thuyền bị mắc cạn ở cửa biển Cổ Lũy bị sóng đánh chìm trong mùa mưa, ông Phạm Hợp ở xóm 3, thôn Phổ An, xã Nghĩa An (Tư Nghĩa), nói: Tàu có công suất chỉ 50CV, thường đánh bắt trong lộng nên mùa mưa cũng là mùa mưu sinh của dân chài nơi đây. Khi nào có bão to, gió lớn mới đưa tàu vào bờ. Nhưng thường thì cửa biển bị bồi lấp nặng, vào được bên trong khó lắm. Có khi đưa vào không kịp là thuyền bị sóng đánh chìm.
Các xã ven biển của huyện Bình Sơn, như: Bình Chánh, Bình Hải, Bình Đông... ngư dân chủ yếu sống nhờ vào biển. Vì cuộc sống còn nghèo nên chỉ sắm được những tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt gần bờ, hoạt động không chỉ trong mùa nắng mà ngay trong mùa mưa. Khi mưa bão đến, tàu có công suất lớn vào bên trong dòng sông Trà Bồng neo đậu, những chiếc tàu nhỏ thường neo đậu bên ngoài. Ông Nguyễn Tư - trưởng thôn Mỹ Tân (Bình Chánh), kể: Vì không có bến neo đậu, nên tàu thuyền lớn nhỏ đều neo đậu san sát nhau trên sông Trà Bồng. Mùa mưa năm rồi nước từ thượng nguồn đổ về đột ngột làm cho 70 chiếc tàu thuyền của ngư dân trong thôn phải trôi dạt ra vùng nuôi tôm, lạch sông, va đập và bị mắc cạn làm hư hỏng.
Cửa biển Mỹ Á bị bồi lấp, nhiều tàu thuyền mắc cạn. |
Khu vực miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi, có nhiều sông ngòi đổ ra biển. Trên những lòng sông nơi cửa biển này, tàu thuyền neo đậu trong mùa mưa từ bao đời nay và đã gây nhiều tổn thất lớn cho ngư dân. Để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền neo đậu trong mùa mưa bão, Quảng Ngãi đã đề nghị TW hỗ trợ kinh phí để xây dựng bến cảng.
Ngoài cảng neo trú tàu thuyền Tịnh Hòa (Sơn Tịnh) đã đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão năm 2008, tạo điều kiện cho 350 tàu trú bão an toàn, Chính phủ đã có Quyết định 288 quy hoạch 5 điểm: Sa Cần, Sa Kỳ - Cổ Lũy, Mỹ Á, Sa Huỳnh, đảo Lý Sơn, để xây dựng cảng neo trú tàu thuyền. Theo đó, dự án vũng neo đậu tàu thuyền và khu du lịch hậu cần nghề cá đảo Lý Sơn đã được xây dựng hoàn thành giai đoạn 1, có sức chứa 300 tàu thuyền vào neo đậu, tránh bão. Tuy nhiên, vì chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ nên khi gió bão từ cấp 9 trở lên vũng neo đậu trú bão tàu cá đảo Lý Sơn vẫn không đảm bảo an toàn. Dự án cảng neo trú tàu thuyền và cửa biển Mỹ Á đã được triển khai xây dựng vào tháng 2/2009. Công trình gồm có các hạng mục: Đê chắn sóng, chắn cát (phía nam, phía bắc), ngăn lũ, vũng neo đậu, luồng vào, xây dựng bến cá.., được chia làm 4 gói thầu, tổng vốn đầu tư hơn 90 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân hàng thế giới hơn 63,5 tỷ đồng; vốn đối ứng Trung ương hỗ trợ hơn 10,6 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh hơn 15,9 tỷ đồng. Sau hơn 4 tháng thi công, đến nay công trình đã đạt 25% khối lượng công việc.
Ông Đỗ Ngọc Vinh - Giám đốc Ban quản lý các dự án đầu tư và Xây dựng thủy sản, cho biết: Trong quá trình triển khai thi công, dự án gặp nhiều trở ngại, như: Nguồn vốn đối ứng của Trung ương chưa giao kịp thời, nên không có vốn để tạm ứng và thanh toán giá trị khối lượng các hạng mục đã hoàn thành; điều kiện thi công trên vùng biển đảo nên chịu ảnh hưởng của thủy triều... Tuy vậy, để đảm bảo các hạng mục quan trọng hoàn thành trước mùa mưa bão năm nay theo đúng kế hoạch, hiện nay Ban quản lý các dự án đầu tư và Xây dựng thủy sản đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công. Trước hết phải cơ bản hoàn thiện đê chắn cát - ngăn lũ; vũng neo đậu và thông luồng cho tàu thuyền vào bên trong trú bão; đúc xong toàn bộ các loại cấu kiện BTCT, hoàn thiện móng đê... Hiện nay, các nhà thầu đang tập trung phương tiện thiết bị để tăng ca phấn đấu hoàn thành công trình theo kế hoạch.
Công trình cảng neo trú tàu thuyền và cửa biển Mỹ Á hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ có sức chứa cho khoảng 400 tàu thuyền (400CV/chiếc). Các dự án khu neo đậu tránh trú bão tàu cá tại cửa biển Sa Hùynh và dự án Vũng neo đậu tàu thuyền và khu du lịch hậu cần nghề cá đảo Lý Sơn (giai đoạn 2) có kế hoạch xây dựng trong giai đoạn 2010 -2012.
Tất cả các dự án cảng neo trú tàu thuyền còn nằm ở phía trước, trong mùa mưa bão năm nay ngoài số tàu thuyền neo đậu ở cảng Lý Sơn và Tịnh Hoà, số tàu còn lại sẽ tiếp tục neo đậu trên các dòng sông. Nhưng dẫu sao, kế hoạch xây dựng các cảng neo trú tránh bão cũng là nỗi mong ước đối với bà con ngư dân vùng ven biển.
Bài, ảnh: MAI HẠ