(Báo Quảng Ngãi)- Các trường đại học lớn trên thế giới hiện nay đều có “không gian làm việc sáng tạo” cho sinh viên, có trường còn có nhiều không gian sáng tạo khác nhau trong một trường, vì mỗi chuyên ngành trong nhà trường đều có nhu cầu cần một không gian sáng tạo của riêng mình.
Không gian sáng tạo ấy có thể ở trong những phòng thí nghiệm, ở lớp học, hoặc ở ngay trong... công viên nhà trường. Không gian ấy được hình thành và vận hành bằng cách kết nối trí tuệ của sinh viên cùng có chung đam mê nghiên cứu những đề tài khoa học, từ khoa học lý thuyết tới khoa học ứng dụng, đặc biệt là khoa học ứng dụng.
Khởi nghiệp trong nhà trường, trong sinh viên cũng là một hoạt động nằm trong “không gian làm việc sáng tạo” của trường đại học, nói như Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, nó “không nhằm tạo ra thêm những tỷ phú, mà để trang bị kiến thức cho học sinh, sinh viên về khởi nghiệp, cao hơn nữa là tạo kết nối giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp. Cao nhất là rèn luyện tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên, hun đúc và nhân lên tinh thần ấy”.
Bây giờ, nghiên cứu khoa học ứng dụng chính là thể hiện tinh thần startup, tinh thần khởi nghiệp. Tinh thần này hết sức rộng rãi, không chỉ thể hiện trong khoa học ứng dụng tự nhiên, mà cả trong khoa học ứng dụng xã hội. Vì cả hai khoa học đều có một cầu nối, một không gian gặp gỡ chung là công nghệ thông tin (IT), là thế giới số, là ứng dụng dữ liệu lớn (big data)... cho những nghiên cứu và sáng tạo của mình.
Không gian sáng tạo ấy có thể ở trong những phòng thí nghiệm, ở lớp học, hoặc ở ngay trong... công viên nhà trường. Không gian ấy được hình thành và vận hành bằng cách kết nối trí tuệ của sinh viên cùng có chung đam mê nghiên cứu những đề tài khoa học, từ khoa học lý thuyết tới khoa học ứng dụng, đặc biệt là khoa học ứng dụng.
Khởi nghiệp trong nhà trường, trong sinh viên cũng là một hoạt động nằm trong “không gian làm việc sáng tạo” của trường đại học, nói như Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, nó “không nhằm tạo ra thêm những tỷ phú, mà để trang bị kiến thức cho học sinh, sinh viên về khởi nghiệp, cao hơn nữa là tạo kết nối giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp. Cao nhất là rèn luyện tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên, hun đúc và nhân lên tinh thần ấy”.
Bây giờ, nghiên cứu khoa học ứng dụng chính là thể hiện tinh thần startup, tinh thần khởi nghiệp. Tinh thần này hết sức rộng rãi, không chỉ thể hiện trong khoa học ứng dụng tự nhiên, mà cả trong khoa học ứng dụng xã hội. Vì cả hai khoa học đều có một cầu nối, một không gian gặp gỡ chung là công nghệ thông tin (IT), là thế giới số, là ứng dụng dữ liệu lớn (big data)... cho những nghiên cứu và sáng tạo của mình.
Khả năng làm chủ công nghệ thông tin như một công cụ sáng tạo vạn năng đã trở thành bắt buộc trong những không gian làm việc sáng tạo. Mới chỉ có 70 “không gian sáng tạo” trong hệ thống các trường đại học Việt Nam, như vậy là còn khá ít ỏi về số lượng. Tuy nhiên, số lượng sẽ tăng nhanh, nếu từ 70 không gian sáng tạo ấy, tinh thần sáng tạo được nhân rộng và đi vào chiều sâu, tạo được những kết quả kích thích hoạt động sáng tạo trong sinh viên.
Đề án 1665 “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” là đề án cần thiết hỗ trợ một cách hiệu quả cho nhiệt huyết sáng tạo trong sinh viên, với điều kiện nó nhìn đúng được những tiềm năng, kích thích đúng những dự án sáng tạo, kể cả lớn và nhỏ. Đừng coi thường những dự án “sáng tạo nhỏ” như làm dữ liệu về những quyển sách cần thiết cho nghiên cứu sáng tạo của sinh viên, những dữ liệu ấy sẽ được nhập vào kho “dữ liệu lớn” và phục vụ cho việc học tập và sáng tạo của sinh viên.
Làm sao, những năm học của sinh viên trong môi trường đại học thực sự là một “không-thời gian lớn” cho học tập và sáng tạo, chứ không phải nơi học thuộc lòng và kiếm điểm mỗi kỳ thi. Muốn như vậy, không chỉ sinh viên mà giảng viên đại học cũng phải có tinh thần sáng tạo, có sự đồng hành thực sự với sinh viên để tạo thành những nhóm lao động sáng tạo.
Đề án 1665 “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” là đề án cần thiết hỗ trợ một cách hiệu quả cho nhiệt huyết sáng tạo trong sinh viên, với điều kiện nó nhìn đúng được những tiềm năng, kích thích đúng những dự án sáng tạo, kể cả lớn và nhỏ. Đừng coi thường những dự án “sáng tạo nhỏ” như làm dữ liệu về những quyển sách cần thiết cho nghiên cứu sáng tạo của sinh viên, những dữ liệu ấy sẽ được nhập vào kho “dữ liệu lớn” và phục vụ cho việc học tập và sáng tạo của sinh viên.
Làm sao, những năm học của sinh viên trong môi trường đại học thực sự là một “không-thời gian lớn” cho học tập và sáng tạo, chứ không phải nơi học thuộc lòng và kiếm điểm mỗi kỳ thi. Muốn như vậy, không chỉ sinh viên mà giảng viên đại học cũng phải có tinh thần sáng tạo, có sự đồng hành thực sự với sinh viên để tạo thành những nhóm lao động sáng tạo.
Trường đại học sẽ sinh động hẳn lên, sẽ là nơi thực sự thu hút những quan tâm của xã hội, của doanh nghiệp, của những ai mong muốn được trải nghiệm sáng tạo. Những đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp, từ xã hội sẽ đến với trường đại học và sinh viên khi ra trường đã như những cánh chim trưởng thành bay thẳng vào không gian đời sống, nơi họ sẽ thực sự khởi nghiệp.
THANH THẢO