(QNg)- Lâu nay, nông dân đã chịu quá nhiều khốn khổ với nạn mua phải phân bón giả. Mua phân bón thật, nhưng kém chất lượng, đã khổ. Mua phân bón giả, thì hết đường! Làm sao để ngăn chặn nạn sản xuất và bán phân bón giả ? Đây không phải việc của nông dân, dù nông dân là nạn nhân trực tiếp. Đây là việc của các cơ quan chức năng Nhà nước, nhưng vai trò tham gia của nông dân với tư cách nạn nhân và là người đầu tiên phát hiện phân bón giả là rất quan trọng.
Khi phát hiện chính xác phân bón giả, nông dân cần gặp cơ quan chức năng nào? cần khai báo và nộp “tang chứng vật chứng” ở đâu? Điều này Nhà nước cần phải có những qui định rõ ràng và thông báo cho mọi nông dân đều được biết. Dù việc sản xuất phân bón giả ngày càng tinh vi như phân bón giả bây giờ được làm bằng... bột đá, bảo đảm bón vào cây nào là cây ấy… chết ngay đơ luôn, nhưng khi đã dùng, thì nông dân chắc chắn phát hiện ra.
Khi nông dân phát hiện thì Nhà nước phải truy tìm bằng được những cơ sở sản xuất phân bón giả, để xử lý. Không thể chỉ dừng ở mức phạt tiền “nhẹ nhàng”, mà với mặt hàng giả loại này phải có khung hình phạt của tội danh hình sự, nghĩa là phạt tiền kèm phạt tù. Làm sao cho những kẻ vô lương tâm sản xuất phân bón giả phải biết sợ, chứ nếu mức xử phạt cứ dừng ở dạng “vuốt ve” thì nông dân lại tiếp tục “lãnh đủ” nạn phân bón giả.
Một số Cty luật khuyên nông dân nên khởi kiện cơ sở sản xuất ra toà, nếu mua phải vật tư nông nghiệp giả(trong đó có phân bón giả). Nhưng phải nói, việc kiện cáo này hoàn toàn không thích hợp với nông dân, vì nó nhiêu khê và mất rất nhiều thời gian. Nên chi, người nông dân khi vấp phải những nhiêu khê ấy họ đành tặc lưỡi: thôi, mình dại mua phải hàng giả thì đành chịu vậy. Kiện cáo lôi thôi cách rách lắm, mà biết có được gì không? Tâm lý “bất đáo tụng đường” ấy của người nông dân chúng ta cần phải hiểu.
Vì thế, Nhà nước cần mạnh mẽ giúp nông dân lôi cổ những cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp giả-cả phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giả-ra toà. Nông dân là người trực tiếp bị hại chỉ có thể ra làm chứng. Một khi Nhà nước đã quyết tâm trừ diệt nạn sản xuất hàng giả, thì không thiếu những chế tài pháp luật để thực thi luật chống hàng giả.
Một số Cty luật khuyên nông dân nên khởi kiện cơ sở sản xuất ra toà, nếu mua phải vật tư nông nghiệp giả(trong đó có phân bón giả). Nhưng phải nói, việc kiện cáo này hoàn toàn không thích hợp với nông dân, vì nó nhiêu khê và mất rất nhiều thời gian. Nên chi, người nông dân khi vấp phải những nhiêu khê ấy họ đành tặc lưỡi: thôi, mình dại mua phải hàng giả thì đành chịu vậy. Kiện cáo lôi thôi cách rách lắm, mà biết có được gì không? Tâm lý “bất đáo tụng đường” ấy của người nông dân chúng ta cần phải hiểu.
Vì thế, Nhà nước cần mạnh mẽ giúp nông dân lôi cổ những cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp giả-cả phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giả-ra toà. Nông dân là người trực tiếp bị hại chỉ có thể ra làm chứng. Một khi Nhà nước đã quyết tâm trừ diệt nạn sản xuất hàng giả, thì không thiếu những chế tài pháp luật để thực thi luật chống hàng giả.
Vấn đề là khung hình phạt phải tương xứng với tội danh, hình phạt phải thực sự nghiêm khắc và phải khiến những kẻ chuyên sản xuất hàng giả phải chùn tay. Đó cũng là một cách tích cực giúp đỡ nông dân sản xuất và cũng giúp nông dân có ý thức hơn về việc sản xuất những sản phẩm nông nghiệp sạch, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
Đừng để nông dân sau khi mua phải phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật giả, để “lấy lại vốn” thì họ lại sản xuất những mặt hàng rau củ quả không bảo đảm chất lượng vệ sinh thực phẩm, khiến cái vòng lẩn quẩn từ hàng giả tới hàng giả cứ tiếp nối mãi.
Đừng để nông dân sau khi mua phải phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật giả, để “lấy lại vốn” thì họ lại sản xuất những mặt hàng rau củ quả không bảo đảm chất lượng vệ sinh thực phẩm, khiến cái vòng lẩn quẩn từ hàng giả tới hàng giả cứ tiếp nối mãi.
Thanh Thảo