Thảo luận, góp ý dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Huỳnh Thị Ánh Sương cho rằng, việc sửa đổi Luật Công đoàn là cần thiết để đồng bộ với Hiến pháp và hệ thống pháp luật; bảo đảm sự tương thích với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Huỳnh Thị Ánh Sương phát biểu tại buổi thảo luận. Ảnh: V.TÂN |
Góp ý về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), Ủy viên Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Trần Thị Hồng An tán thành với sự cần thiết phải sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống mua bán người (PCMBN) với những lý do được nêu trong tờ trình của Chính phủ. Các nội dung của dự thảo luật cơ bản đã thể chế hóa đầy đủ, toàn diện, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về PCMBN, Hiến pháp năm 2013; đồng thời thống nhất với hệ thống pháp luật và tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát để nội luật hóa đầy đủ hơn một số quy định của Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Nghị định thư Palermo), Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Công ước ACTIP)… và các điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam ký kết với các nước.
Dự thảo Luật đã bổ sung, quy định rõ nội hàm của từng biện pháp xử lý chuyển hướng. Tên gọi của từng biện pháp và nội hàm của từng biện pháp bảo đảm logic, chặt chẽ. Việc quy định thêm các biện pháp xử lý chuyển hướng so với Bộ luật hình sự hiện hành là phù hợp. Tuy nhiên, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát, tham khảo thêm kinh nghiệm quốc tế để bổ sung thêm các biện pháp xử lý chuyển hướng đối với NCTN nhằm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng NCTN; phù hợp với tính chất, mức độ phạm tội của từng NCTN.
B.SƠN - V.TÂN
TIN, BÀI LIÊN QUAN: