Video:
|
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn, lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở và các đại biểu dự lễ khai mạc. |
Tại lễ khai mạc, 24 đoàn các tỉnh, thành phố đã tham gia rước biểu tượng vật thiêng (totem) và diễu hành nghệ thuật. Qua đó, đã giới thiệu những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc và đa dạng của các dân tộc, địa phương.
Phát biểu khai mạc hội thi, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Nguyễn Quốc Huy cho biết, với bề dày lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam có kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, da dạng, được nhiều thế hệ sáng tạo và lưu truyền cho đến ngày nay. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa như một cơ sở quan trọng để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
|
Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Nguyễn Quốc Huy phát biểu tại lễ khai mạc hội thi. |
Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Đồng thời, đóng góp chung vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Cả nước hiện có hàng nghìn di sản văn hóa phi vật thể đang được gìn giữ, trong đó nhiều di sản đã được UNESCO ghi danh hoặc được ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
|
Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương trao cúp lưu niệm cho đại diện các đoàn tham gia hội thi. |
|
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn tặng hoa cho đại diện các đoàn tham gia hội thi. |
Ngoài ra, ngày càng nhiều lễ hội truyền thống được duy trì, gắn với phong tục, nghệ thuật trình diễn, văn hóa ẩm thực và trang phục truyền thống. Nhiều phong tục của đồng bào các dân tộc được nghiên cứu và phục dựng nhằm bảo đảm sự đa dạng và phong phú của sắc thái văn hóa các vùng miền.
Hội thi là hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, dân ca, dân vũ, trang phục, ẩm thực của các dân tộc trên toàn quốc. Qua đó, khẳng định niềm tin của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
|
Đoàn tỉnh An Giang mở màn phần diễu hành nghệ thuật tại lễ khai mạc. |
|
Phần diễu hành nghệ thuật của đoàn tỉnh Bắc Ninh. |
|
Các màn diễu hành nghệ thuật trong lễ khai mạc đã mang đến ấn tượng sâu sắc cho người xem. |
|
Nghệ nhân Nhân dân Phạm Thị Tắng đến từ tỉnh Thanh Hóa tham gia diễu hành nghệ thuật tại hội thi. |
|
Phần diễu hành tái hiện lễ rước thuyền câu trong Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa của đoàn tỉnh Quảng Ngãi. |
|
Phần trình diễn nghệ thuật của đoàn tỉnh Đồng Tháp mang thông điệp, Đồng Tháp là nơi đất lành chim đậu, nơi trú ngụ bình yên của đàn sếu mỗi khi hè về. |
“Đây là dịp để các nghệ nhân, nghệ sĩ hội tụ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, sưu tầm, sáng tạo trong lao động nghệ thuật, góp phần giữ gìn và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc. Tôi tin tưởng rằng, bằng niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật, tình yêu di sản văn hóa dân tộc, các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công sẽ thể hiện nhiều tiết mục đặc sắc phong phú về nội dung, đa dạng về loại hình. Đó là sự kết tinh từ những nét văn hóa đặc sắc nhất của các vùng miền trên khắp đất nước”, ông Nguyễn Quốc Huy nhấn mạnh.
Sau phần diễu hành nghệ thuật, đại diện 3 đơn vị An Giang, Quảng Ngãi và Lai Châu đã tham gia thi trình diễn trang phục dân tộc và thi dân ca, dân vũ
|
Phần thi trình diễn nghệ thuật của đoàn tỉnh An Giang. |
|
Phần trình diễn trang phục dân tộc của đoàn tỉnh Quảng Ngãi. |
|
Phần thi trình diễn nghệ thuật của đoàn tỉnh Quảng Ngãi với tiết mục hát bài chòi.
|
|
Đoàn tỉnh Lai Châu đã mang đến những tiết mục nghệ thuật đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. |
Hội thi diễn xướng dân gian văn hoá các dân tộc năm 2024 có 24 đoàn nghệ nhân các dân tộc thuộc các tỉnh, thành phố gồm: An Giang; Bắc Giang; Bắc Ninh; Bình Phước; Đắk Lắk; Điện Biên; Đồng Tháp; Gia Lai; Hải Dương; Hoà Bình; TP.Hồ Chí Minh; Khánh Hoà, Lai Châu; Lâm Đồng; Ninh Thuận; Phú Yên; Quảng Bình; Quảng Nam; Sơn La; Thái Nguyên; Thanh Hóa; Thừa Thiên Huế; Tuyên Quang; Quảng Ngãi.
Hội thi diễn ra từ ngày 1 - 4/8. Trong 2 ngày từ 2 - 3/8, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh sẽ diễn ra phần thi trình diễn nghi lễ truyền thống và thi ẩm thực; diễn dân ca, dân vũ và trang phục dân tộc… hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những nội dung biểu diễn nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc đặc sắc.