Nô nức thu hoạch vụ hành cuối năm

09:11, 06/11/2018
.

(Baoquangngai.vn)- Vụ thu hoạch hành tím cuối năm ở thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải (Bình Sơn)- vựa hành lớn thứ hai của Quảng Ngãi, đang mang lại nhiều niềm vui. Tuy sản lượng không cao, nhưng giá cả cùng đầu ra ổn định giúp người dân nơi đây có động lực cho những vụ mùa tiếp theo trong năm mới.
 
Đây không phải là vụ hành chính của người dân thôn Thanh Thủy. Nếu như 3 vụ hành trước, hơn 500 hộ dân mạnh tay đầu tư trồng từ 80-90ha, thì vụ này chỉ có gần 40ha hành. Thế nhưng, nhờ thời tiết thuận lợi, năm nay các hộ trồng hành đều thắng lớn với giá bán ra từ 25-30 nghìn đồng/kg, trừ tất cả các chi phí, trung bình người trồng hành bỏ túi hơn 8 triệu đồng/sào.

 

Hơn 10 năm qua, cây hành luôn là cây trồng chủ lực, giúp người dân thôn Thanh Thủy xóa đói giảm nghèo. Với 4 vụ trong năm, mỗi sào hành đem lại cho họ gần 300 triệu đồng/năm. Tính từ khi bắt đầu trồng cây con đến khi thu hoạch, người nông dân chỉ tốn 50 ngày chăm sóc.
Hơn 10 năm qua, cây hành luôn là cây trồng chủ lực, giúp người dân thôn Thanh Thủy xóa đói giảm nghèo. Với 4 vụ trong năm, mỗi sào hành đem lại cho họ gần 300 triệu đồng/năm. Tính từ khi bắt đầu trồng cây con đến khi thu hoạch, người nông dân chỉ tốn 50 ngày chăm sóc.

 

Tranh thủ những ngày nắng ráo, nhiều gia đình nhanh tay thu hoạch hành tím. Theo kinh nghiệm của người trồng hành thôn Thanh Thủy, sở dĩ vụ hành này chỉ có một nửa diện tích đất được tận dụng trồng, là bởi thời tiết cuối năm thất thường hay có mưa bão. Khả năng hành cho sản lượng tốt không cao nên nhiều người chuyển qua trồng ngò hay để đất trống đợi đầu năm sau mới tiếp tục trồng. Nhưng nếu được “trời thương” như vụ hành cuối năm này, người nông dân sẽ bội thu với giá cao.
Tranh thủ những ngày nắng ráo, nhiều gia đình nhanh tay thu hoạch hành tím. Theo kinh nghiệm của người trồng hành thôn Thanh Thủy, sở dĩ vụ hành này chỉ có một nửa diện tích đất được tận dụng trồng, là bởi thời tiết cuối năm thất thường hay có mưa bão. Khả năng hành cho sản lượng tốt không cao nên nhiều người chuyển qua trồng ngò hay để đất trống đợi đầu năm sau mới tiếp tục trồng. Nhưng nếu được “trời thương” như vụ hành cuối năm này, người nông dân sẽ bội thu với giá cao.

 

Củ hành vụ cuối năm chỉ to bằng một nửa hành tím chính vụ. Nhưng giá trị kinh tế đem lại không hề kém cạnh các vụ hành trước trong năm. So với các loại cây trồng khác như bắp, nén hay tỏi, cây hành ít tốn công chăm sóc nhất. Đặc biệt, khi trồng vụ hành cuối năm thì người nông dân càng tiết kiệm được chi phí tưới tiêu mà tận dụng nước trời.
Củ hành vụ cuối năm chỉ to bằng một nửa hành tím chính vụ, nhưng giá trị kinh tế đem lại không hề kém cạnh các vụ hành trước trong năm. So với các loại cây trồng khác như bắp, nén hay tỏi, cây hành ít tốn công chăm sóc nhất. Đặc biệt, khi trồng vụ hành cuối năm thì người nông dân càng tiết kiệm được chi phí tưới tiêu mà tận dụng nước trời.

 

Cây hành tuy cho thu nhập cao nhưng lại là loài rất dễ bị sâu bệnh. Do vậy, bệnh cạnh việc phải sử dụng thuốc trừ sâu thì người trồng hành thôn Thanh Thủy còn sáng kiến ra cách bẫy sâu bọ bằng cách chong đèn ngay tại ruộng. Bướm, rầy hại cây do tập tính bị thu hút bởi ánh sáng vào ban đêm, nên sẽ bay vào đèn và rơi xuống. Mỗi ruộng hành đều được bố trí 2-3 bẫy đèn xuyên suốt mùa vụ.
Cây hành tuy cho thu nhập cao nhưng lại là loài rất dễ bị sâu bệnh. Do vậy, bệnh cạnh việc phải sử dụng thuốc trừ sâu thì người trồng hành thôn Thanh Thủy còn sáng kiến ra cách bẫy sâu bọ bằng cách chong đèn ngay tại ruộng. Bướm, rầy hại cây do tập tính bị thu hút bởi ánh sáng vào ban đêm, nên sẽ bay vào đèn và rơi xuống. Mỗi ruộng hành đều được bố trí 2-3 bẫy đèn xuyên suốt mùa vụ.

 

Nhờ cách chong đèn bẫy sâu bọ, mà gia đình bà Nguyễn Thị Linh đã tiết kiệm khá nhiều tiền. “Ngày trước khi chưa sử dụng cách này thì mình phải mua đến 5-6 triệu đồng tiền thuốc trừ sâu, nhưng khi chong đèn rồi thì chỉ cần 3 triệu thôi. Nhờ vậy, mà hành ít hư hại, cuối vụ sản lượng cao hơn nhiều”- bà Linh chia sẻ kinh nghiệm.
Nhờ cách chong đèn bẫy sâu bọ, mà gia đình bà Nguyễn Thị Linh đã tiết kiệm khá nhiều tiền. “Ngày trước khi chưa sử dụng cách này thì mình phải mua đến 5-6 triệu đồng tiền thuốc trừ sâu, nhưng khi chong đèn rồi thì chỉ cần 3 triệu thôi. Nhờ vậy, mà hành ít hư hại, cuối vụ sản lượng cao hơn nhiều”- bà Linh chia sẻ kinh nghiệm.

 

Vì giá cao nên người trồng hành chỉ việc thu hoạch và chở về nhà, chờ thương lái đến thu mua tận nơi. Vụ hành cuối năm cho thu nhập khá nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất trắng. Do vậy, chính quyền địa phương không khuyến khích người dân đầu tư lớn, trồng đại trà và “đánh bạc” với thời tiết cuối năm. “Tuy hành vụ cuối năm không tốn nhiều phí và công chăm sóc nhưng rủi ro bị sâu bệnh, ngập úng lại cao hơn. Do vậy, địa phương cũng tuyên truyền, hướng dẫn bà con hạn chế trồng hành vụ này”- Ông Phạm Cầu- Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hải cho hay.
Vì giá cao nên người trồng hành chỉ việc thu hoạch và chở về nhà, chờ thương lái đến thu mua tận nơi. Vụ hành cuối năm cho thu nhập khá nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất trắng. Do vậy, chính quyền địa phương không khuyến khích người dân đầu tư lớn, trồng đại trà và “đánh bạc” với thời tiết cuối năm. “Tuy hành vụ cuối năm không tốn nhiều phí và công chăm sóc nhưng rủi ro bị sâu bệnh, ngập úng lại cao hơn. Do vậy, địa phương cũng tuyên truyền, hướng dẫn bà con hạn chế trồng hành vụ này”- Ông Phạm Cầu- Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hải cho hay.
 
 
Thực hiện: Thanh Phương