Đình Bình Hòa được xếp trong danh mục 20 ngôi đình lớn và đẹp của tỉnh Bến Tre, là ngôi đình cổ nhất ở cù lao Bảo. Những tài liệu còn lưu giữ được đến nay cho biết đình được lập vào thập kỷ thứ 2, thế kỷ XIX, tính đến nay gần 200 năm.
Ngôi đình có quy mô kiến trúc tương đối lớn còn giữ được đến ngày nay, không phải là dạng nguyên sơ của nó, mà đã được xây cất lại vào năm 1903. Từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn tất phải mất trên 10 năm (1903-1913), kể cả công trình kiến trúc bên ngoài và trang trí nội điện, đặc biệt là phần điêu khắc gỗ. Đó là kết quả lao động công phu của những nhóm thợ rước từ miền trung vào, có tay nghề và trình độ mỹ thuật cao. Đình được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 6 (1852).
Về mặt kiến trúc bên trong, chất liệu chính là gỗ tứ thiết và kết cấu bằng mộng, chốt, kết hợp chặt chẽ với nghệ thuật điêu khắc, mà chủ yếu là những nét tạc bằng đục của nghệ nhân ngay trên gỗ của những vì kèo, xuyên, trính, hoành phi…ở các gian chánh đường và thính đường. Qua thử thách của thời gian với nắng mưa và khí hậu ẩm thấp, đặc biệt tác động phá hoại trực tiếp của bom đanh trong suốt 30 năm, ngôi đình vẫn đứng vững. Điều đó nói lên trình độ kỹ thuật và ý thức trách nhiệm của đội ngũ thợ xây dựng.
Về trang trí bên trong cũng như những công trình nghệ thuật khác ở bên ngoài của đình, vẫn là sự kết hợp yếu tố nghệ thuật cung đình với nghệ thuật tôn giáo và được dân gian hóa ở mức độ nhất định. Đó là những đề tài lân, long, quy, phụng, chim muông, sen-cua, trúc-tước, nho-sóc, bần-cò…
Hiện còn hơn 100 hiện vật điêu khắc gỗ tinh vi, sắc sảo, gồm những bức hoành phi, liễn đối, bao lam, phù điêu, hương án, đồ lễ bộ… được lưu giữ. Hằng năm vào rằm tháng giêng (âl) diễn ra lễ cúng đình lần thứ nhất và vào rằm tháng chạp (âl) lần thứ hai.
Đình Bình Hòa được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 7/1/1993.
Về mặt kiến trúc bên trong, chất liệu chính là gỗ tứ thiết và kết cấu bằng mộng, chốt, kết hợp chặt chẽ với nghệ thuật điêu khắc, mà chủ yếu là những nét tạc bằng đục của nghệ nhân ngay trên gỗ của những vì kèo, xuyên, trính, hoành phi…ở các gian chánh đường và thính đường. Qua thử thách của thời gian với nắng mưa và khí hậu ẩm thấp, đặc biệt tác động phá hoại trực tiếp của bom đanh trong suốt 30 năm, ngôi đình vẫn đứng vững. Điều đó nói lên trình độ kỹ thuật và ý thức trách nhiệm của đội ngũ thợ xây dựng.
Về trang trí bên trong cũng như những công trình nghệ thuật khác ở bên ngoài của đình, vẫn là sự kết hợp yếu tố nghệ thuật cung đình với nghệ thuật tôn giáo và được dân gian hóa ở mức độ nhất định. Đó là những đề tài lân, long, quy, phụng, chim muông, sen-cua, trúc-tước, nho-sóc, bần-cò…
Hiện còn hơn 100 hiện vật điêu khắc gỗ tinh vi, sắc sảo, gồm những bức hoành phi, liễn đối, bao lam, phù điêu, hương án, đồ lễ bộ… được lưu giữ. Hằng năm vào rằm tháng giêng (âl) diễn ra lễ cúng đình lần thứ nhất và vào rằm tháng chạp (âl) lần thứ hai.
Đình Bình Hòa được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 7/1/1993.
Theo Dulichvn