(Baoquangngai.vn)- Ngoài việc chuẩn bị lương thực, trang trí nhà cửa để đón Tết thì các gia đình cần trang bị thêm những vật dụng y tế, các loại thuốc dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp. Đặc biệt, những gia đình có em bé, người lớn tuổi hoặc người có các bệnh mạn tính càng phải chú trọng đến vấn đề sức khỏe ngày Tết. Vậy tủ thuốc gia đình cho ngày Tết cần trang bị những gì?
Ảnh minh họa. |
Trong những trường hợp sức khỏe có biểu hiện bất thường, bạn cần sử dụng một vài vật dụng y tế nhằm xác định chính xác vấn đề người bệnh mắc phải. Nhờ đó, bạn có thể thực hiện một vài bước sơ cứu đơn giản cho người bệnh nhằm giảm bớt những rủi ro không đáng có. Vậy tủ thuốc gia đình cho ngày Tết cần trang bị những vật dụng y tế nào?
1.1 Bông, băng gạc, keo y tế
Bông, băng gạc, keo y tế là một trong những vật dụng y tế cơ bản nhất mà gia đình nào cũng cần phải trang bị. Bởi lẽ, các trường hợp xước da, chảy máu đều cần phải sử dụng chúng để sơ cứu cho vết thương. Thông thường, với những vết thương trên da, bạn cần sử dụng dung dịch y tế để khử trùng, sát khuẩn và băng bó vết thương bằng băng gạc.
1.2. Cặp đo nhiệt độ
1.3. Túi chườm nóng - lạnh
1.4. Máy đo huyết áp
2. Những loại thuốc cần chuẩn bị trong tủ thuốc gia đình
Vào dịp Tết, ngoài chuẩn bị dụng cụ y tế thì các gia đình nên trang bị thêm một vài loại thuốc cơ bản để dự phòng cho những trường hợp cần thiết. Vậy tủ thuốc gia đình cho ngày Tết cần trang bị những loại thuốc nào? Để giúp các bạn vui xuân, đón Tết nhưng vẫn đảm bảo vấn đề sức khỏe, sau đây là một số chia sẻ cụ thể của bác sĩ:
2.1. Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa
Việc ăn uống không khoa học, dung nạp cho cơ thể nhiều thực phẩm quá giàu chất béo, chất đạm nhưng thiếu chất xơ và khoáng chất có thể khiến bạn gặp phải tình trạng táo bón. Ngoài ra, nhiều quán ăn lợi dụng ngày Tết để kinh doanh nhưng không quan tâm đến chất lượng thức ăn, sử dụng hàng hóa cũ, chứa nhiều chất bảo quản,… dễ gây rối loạn tiêu hóa. Thông thường bệnh nhân mắc phải tình trạng này sẽ có những biểu hiện như nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu,... cần chuyển bị thuốc cầm đi ngoài.
Tình trạng nôn ói và tiêu chảy thường khiến cơ thể mất rất nhiều nước nên bạn cần chuẩn bị sẵn dung dịch bù nước trong tủ thuốc gia đình. Đối với tình trạng táo bón, bạn cần chuẩn bị thuốc bơm Glycerin (sử dụng bằng cách bơm vào hậu môn) để làm mềm phân, bôi trơn và dễ đi ngoài. Với những gia đình có em bé cần trang bị thêm men vi sinh để ổn định hệ vi khuẩn đường ruột, điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
2.2. Thuốc cảm cúm, hạ sốt
Thuốc hạ sốt là một trong số những loại thuốc không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ba mẹ nên tìm hiểu kỹ lưỡng thành phần và chỉ định của mỗi loại thuốc để sử dụng an toàn cho con trẻ. Hiện nay, loại thuốc hạ sốt được nhiều người tin dùng nhất là Paracetamol. Với sự đa dạng về cách dùng, ba mẹ dễ dàng lựa chọn cho con loại thuốc phù hợp nhất. Cụ thể thuốc có những dạng như viên uống, gói bột và viên đặt hậu môn.
2.3. Nước muối sinh lý, thuốc sát khuẩn
Nước muối sinh lý có thể sử dụng cho nhiều trường hợp như vệ sinh mũi, mắt khi tiếp xúc nhiều với bụi bẩn. Ngoài ra, sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hằng ngày cũng giúp vệ sinh răng miệng. Với những trường hợp sây sát da, vết thương hở ngoài da bạn nên sử dụng thuốc sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý để rửa sạch vết thương trước khi dùng thuốc và băng bó. Một số loại dung dịch sát khuẩn thường được sử dụng phổ biến như cồn Ethanol 70 độ, Oxi già,...
2.4. Miếng dán Salonpas
Miếng dán Salonpas có công dụng giảm đau cho vùng cơ, xương bị tổn thương, chẳng hạn như những trường hợp bị bong gân, đau vai cổ, đau lưng, viêm khớp, các vết bầm tím,... Ngoài ra, miếng dán này còn được sử dụng cho những trường hợp đau đầu ở vùng thái dương.
L.H
(th)