Hiện nay, cả Tây và Đông y đều khẳng định khả năng hỗ trợ trị bệnh tiểu đường của khổ qua, đặc biệt là khổ qua rừng. Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng khổ qua rừng mỗi ngày để giúp ổn định đường huyết
Khổ qua rừng (còn được gọi là mướp đắng rừng) có khả năng tăng quá trình hấp thu glucose của tế bào, đồng thời cải thiện sự dung nạp glucose.
Tạp chí nước ngoài Journal of Ethnopharmacology cho biết: Khi dùng khoảng 2000mg khổ qua rừng hằng ngày có khả năng làm giảm đáng kể lượng huyết áp cho người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Trái khổ qua rừng (mướp đắng rừng) |
Năm 1962: Lolitkar và Rao 2 nhà nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm cho một chiết xuất từ khổ qua là charantin vào cơ thể của thỏ bị tiểu đường, kết quả cho thấy chiết xuất này có công dụng hạ huyết áp rất hiệu quả.
Năm 1981: Visarata và Ungsurungsie cũng là 2 nhà nghiên cứu thực hiện thí nghiệm trên thỏ bị tiểu đường bằng cách cho chiết xuất khổ qua vào, kết quả cũng cho thấy chất dịch tiết ra từ khổ qua cũng làm sản sinh chất insulin chống lại bệnh tiểu đường.
Năm 2007: bộ y tế Philippines cho biết hằng ngày nếu dùng 100mg chất charantin nằm trong khổ qua cũng bằng 2.5mg thuốc tiểu đường glibenclamide uống 2 lần/ngày.
Ngoài ra, theo nghiên cứu ở Trung Quốc, Australia và Đức cũng cho biết khổ qua rừng có chứa 4 hợp chất làm kích hoạt enzyme vận chuyển glucose có từ máu vào các tế bào, nhờ các hợp chất này mà bệnh tiểu đường được kiểm soát.
Song song với đó là sự khẳng định công dụng hỗ trợ chữa tiểu đường của khổ qua rừng trong Đông y. Theo Đông y, khổ qua hay còn gọi là mướp đắng được xem là vị thuốc thảo dược có tính hàn, vị đắng, không độc, khổ qua giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, trừ đờm, nhuận trường, ổn định lượng huyết trong máu, rất tốt cho cơ thể và bệnh nhân bị tiểu đường.
Ngoài có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường, khổ qua còn rất tốt cho người cao huyết áp và người gặp các vấn đề về tim mạch. Đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và 2, sau một thời gian mắc bệnh sẽ dẫn tới lượng đường trong máu tăng lên rất cao. Các biến chứng của bệnh có thể xảy ra như đột quỵ, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, mỡ máu cao, thị lực giảm,… Khi dùng khổ qua các biến chứng này sẽ được thuyên giảm theo. Các khoáng chất dồi dào và cực kì tốt cho cơ thể nằm trong khổ qua chính là chất giúp cơ thể phòng tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường. Có thể kể đến một số khoáng chất như kali giúp cải thiện huyết áp, carotene thì mắt sáng hơn, vitamin C giúp tăng sức đề kháng,…
Cách dùng khổ qua trị tiểu đường
Để dùng khổ qua rừng trị tiểu đường, người bệnh có thể bổ sung khổ qua dưới dạng nguyên trái, chế biến thành bột, nước ép, hoặc dùng kèm trong thức ăn hay dạng khổ qua đã phơi hoặc sấy khô thành trà.
Để an toàn, chỉ nên dùng trong khoảng từ 60-85g khổ qua tươi hoặc từ 50-100 ml nước ép hay chỉ một trái khổ qua nhỏ mỗi ngày.
Bệnh nhân có thể dùng trực tiếp, chế biến khổ qua tại nhà để dùng hoặc tìm kiếm ở cửa hàng thực phẩm, dược liệu.
Theo SKĐS