Tam thất trị sốt xuất huyết

03:07, 24/07/2020
.
Tam thất có nhiều tên gọi: Phật thủ sơn thất. Vì củ tam thất mọc hoang trên núi có nhiều nhánh giống hình quả phật thủ.
Huyết sâm: Là vị thuốc có tính chất đặc biệt trong điều trị các bệnh về huyết, không có vị thuốc nào sánh được nên quý như sâm. Đó là khi máu chảy thì nó cầm lại, khi có cục máu đông thì nó làm tan đi. Là vị thuốc tốt, khi còn mọc hoang rất hiếm nên có tên Kim bất hoán - có vàng cũng không thể đổi. Cách đây 400 năm, người vùng Châu Văn Sơn, Vân Nam, Trung Quốc đã biết trồng tam thất nên có tên gọi Điền tam thất. Sau đó được người Tứ Xuyên, Trung Quốc di thực từ Vân Nam về trồng, nên có tên gọi Xuyên tam thất. Vì là vị thuốc có nhiều tác dụng, nên người ta đặt cho cái tên là Sâm tam thất, Thổ tam thất. Ở Việt Nam, tam thất mọc hoang trên núi rừng các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang...
 
Theo các tài liệu của Y học phương Đông, Tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng: chỉ huyết, tán ứ, tiêu thũng, giảm đau. Điều trị xuất huyết, các vết ứ huyết do chấn thương, vết thương lâu ngày và các chứng bệnh ứ huyết khác...
 
Cách chọn tam thất tốt: Nếu là loại mọc hoang trên rừng là tốt, củ chắc có màu xám đen cầm nặng tay. Hiện nay có Điền tam thất cắt ra có màu xanh xám, rắn chắc là loại tốt. Bột tam thất bỏ lên vết máu đã đông một lúc sau vết máu tan đi là loại tốt.
 
Cách dùng: đối với sốt xuất huyết, người lớn ngày uống 10g tam thất bột sắc cách thủy, chia 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn sáng và ăn tối, uống 3 ngày bệnh giảm, uống 7 ngày bệnh khỏi hẳn. Trẻ em dưới 3 tuổi cho uống 3g/ngày. Nếu mẹ uống cho con bú dùng liều của người lớn. Trẻ em 4-12 tuổi uống ngày 5g/ ngày. Trên 12 tuổi uống liều lượng như người lớn.
 
Theo BS. Nguyễn Xuân Hướng/SKĐS
 

.