Tỷ lệ lạm phát của Argentina ở mức 95%, cao nhất kể từ năm 1991

01:01, 13/01/2023
.
Lạm phát hàng năm của Argentina đạt mức cao nhất trong hơn 30 năm vào tháng trước khi giá cả tăng gần gấp đôi so với một năm trước.
 
 
Khách hàng xếp hàng mua nông sản tại một khu chợ ở Buenos Aires khi lạm phát ở Argentina đạt mức cao nhất trong nhiều năm, khiến giá lương thực tăng vọt. (Ảnh: REUTERS/Mariana Nedelcu)
Khách hàng xếp hàng mua nông sản tại một khu chợ ở Buenos Aires khi lạm phát ở Argentina đạt mức cao nhất trong nhiều năm, khiến giá lương thực tăng vọt. (Ảnh: REUTERS/Mariana Nedelcu)
Dữ liệu này chính thức công bố hôm thứ Năm (giờ địa phương) cho thấy lạm phát tiếp tục làm xói mòn sức mua đang suy giảm của người tiêu dùng nước này. Trong tháng 12, giá tiêu dùng tăng 5,1% so với tháng trước, theo cơ quan thống kê quốc gia INDEC, lạm phát trong 12 tháng tính đến tháng 12 đạt 94,8% trong nền kinh tế ốm yếu của quốc gia Nam Mỹ.
 
Theo INDEC, tỷ lệ hàng năm đánh dấu mức tăng giá nhanh nhất trong hơn ba thập kỷ của nước này, kể từ năm 1991.
 
Argentina đang phải vật lộn với một trong những tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới khi giá cả tăng cao cản trở tăng trưởng và buộc các chủ cửa hàng phải liên tục cập nhật bảng giá.
 
"Tiền không đủ, lương không đủ, lạm phát tiếp tục tăng và chúng tôi đã bắt đầu năm mới với việc tăng giá vé xe buýt, quần áo, thực phẩm" - Griselda Melle, một lao động tự do, cho biết khi cô đi mua sắm.
 
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Bộ trưởng Kinh tế Argentina Sergio Massa dự báo lạm phát tháng 12 sẽ không vượt quá 5%, đồng thời bổ sung rằng mức tăng hàng tháng sẽ giảm xuống khoảng 3% vào tháng 4.
 
Lucio Garay Mendez, nhà kinh tế tại công ty tư vấn EcoGo, cho biết giá rau quả có xu hướng tăng trong tháng 12, trong khi giá thịt chậm lại.
 
Aurelio Narvaja, một giáo viên 41 tuổi, cho biết: "Đó là yếu tố tâm lý khiến bạn kiệt sức vì… lương không tăng giống như lạm phát tăng".
 
Trong khi nhiều nhà kinh tế kỳ vọng lạm phát hàng tháng sẽ vẫn phù hợp với mức tăng của tháng 12, các yếu tố bên ngoài sự suy thoái kinh tế của đất nước hoặc mức giá trần do chính phủ đặt ra tiếp tục gây ra rủi ro gia tăng. Isaias Marini, một nhà kinh tế tại công ty tư vấn Econviews, chỉ ra rằng sự khan hiếm tiền tệ mạnh là một trong những yếu tố như vậy.
 
"Sự thiếu hụt đô la (Mỹ) có thể dẫn đến sự leo thang hơn nữa của đồng đô la (thị trường) song song" - ông nói - "dẫn đến lạm phát cao hơn".
 
Theo PV/VTV.vn
 

.