(Báo Quảng Ngãi)- Có dịp về thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) du ngoạn, mọi người đừng quên trải nghiệm với vùng hạ lưu sông Trà Khúc bằng thuyền chài, ghe nhỏ, để khám phá vẻ đẹp nên thơ của vùng sông nước.
Vùng hạ lưu sông Trà, ở cửa Đại thuộc hai xã Tịnh Khê và Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi) là nơi cảnh sắc thiên nhiên hòa quyện, thích hợp để mọi người khám phá, trải nghiệm. Từ lâu, việc giao thương của người dân giữa hai xã Tịnh Khê và Nghĩa An đều phải "lụy đò", nên đò ngang là loại phương tiện người dân hai xã thường dùng nhất.
Xuất phát từ bến đò thôn Cổ Luỹ, chúng tôi lên đò và bắt đầu hành trình sang bờ bên kia của thôn Phổ An, xã Nghĩa An. Chuyến hành trình dài gần 2km, với thời gian di chuyển khoảng 20 phút, tuỳ theo con nước. Giữa dòng hạ lưu sông Trà, nghe những câu chuyện thú vị của người lái đò, chúng ta sẽ cảm nhận được sự hiền hoà, bao dung của con sông này.
Với người dân nơi đây, sự cách trở cùng hình ảnh những con đò đã trở thành ký ức đối với bao thế hệ đã sinh ra và lớn lên ở miền sông nước hạ lưu sông Trà. “Hồi trước, đường sá cách trở, muốn qua bên kia sông để buôn bán hay ăn cưới, giỗ, thăm bà con họ hàng, thì chỉ có đi đò là nhanh nhất. Tuy gần cửa sông, nhưng con nước hiền hoà, nên chuyến đò nào cũng đưa người qua an toàn. Hồi đó, một chuyến đò chỉ có 2 - 5 người, vì đò nhỏ, không trang bị gì nhiều. Ngày đó, chèo ghe, đò bằng tay chứ đâu có gắn máy như bây giờ, nhưng mà vui lắm!”, ông Nguyễn Minh Mẫn, người lái đò hơn 30 năm ở thôn Cổ Lũy chia sẻ.
Chị Đoàn Thị Ngọc Hà (TP.Quảng Ngãi), người thường đưa bạn đến tham quan biển Mỹ Khê, rồi sau đó bắt đò qua Nghĩa An để trải nghiệm chia sẻ: “Đây là một trong những trải nghiệm mà mình với bạn bè rất thích thú. Vừa được đi đò, vừa được ngắm cảnh vật sông nước thật yên bình”.
Quả thật, ngồi trên đò mới thấy dòng sông Trà mênh mông, nhưng bình yên đến lạ. Hai bên dòng sông là những bờ cây xanh mướt, những ngôi nhà mọc san sát bên nhau. Thi thoảng, trên hành trình trải nghiệm, du khách còn bắt gặp hình ảnh những chiếc ghe nhỏ, bồng bềnh giữa sông nước của những người dân đang cào don, bắt hến. Sông Trà từ lâu đã nổi tiếng với cá bống, con don, con lịch... Vì thế, người dân vùng ven sông Trà luôn trầm mình dưới những vùng nước nông ở hạ lưu sông để kiếm kế sinh nhai. Anh Trần Hoàng, người hành nghề cào don ở xã Nghĩa Phú cho hay: “Mùa này nước không lớn, nên mình lựa chỗ nào nông, tầm trên lưng quần để cào don. Còn những chỗ trũng thì thả lưới bắt cá. Nhờ con sông này mà bao thế hệ có kế sinh nhai, vì thế người dân nơi đây biết ơn con sông Trà này lắm”. Cứ thế, mỗi ngày, với công việc cào don, đánh cá mà anh Hoàng cũng như bao nhiêu người khác “lận lưng” từ 200 - 250 nghìn đồng.
Từ ngày cầu Cửa Đại thi công, đoạn hạ lưu sông Trà nhộn nhịp hẳn với máy móc, công nhân, kỹ sư đang tất bật làm việc trong giai đoạn nước rút, để sớm đưa công trình hoàn thành. Ngao du hạ lưu sông Trà thời điểm này, mọi người còn được chiêm ngưỡng cầu Cửa Đại đang ngày càng nên dáng, nên hình và chờ ngày nối nhịp bờ vui. Đây cũng là cây cầu mơ ước của người dân ở các xã vùng hạ lưu sông Trà Khúc...
TIN LIÊN QUAN |
---|
Vùng hạ lưu sông Trà, ở cửa Đại thuộc hai xã Tịnh Khê và Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi) là nơi cảnh sắc thiên nhiên hòa quyện, thích hợp để mọi người khám phá, trải nghiệm. Từ lâu, việc giao thương của người dân giữa hai xã Tịnh Khê và Nghĩa An đều phải "lụy đò", nên đò ngang là loại phương tiện người dân hai xã thường dùng nhất.
Nhiều bạn trẻ thích thú với việc đi đò ở vùng hạ lưu sông Trà. |
Với người dân nơi đây, sự cách trở cùng hình ảnh những con đò đã trở thành ký ức đối với bao thế hệ đã sinh ra và lớn lên ở miền sông nước hạ lưu sông Trà. “Hồi trước, đường sá cách trở, muốn qua bên kia sông để buôn bán hay ăn cưới, giỗ, thăm bà con họ hàng, thì chỉ có đi đò là nhanh nhất. Tuy gần cửa sông, nhưng con nước hiền hoà, nên chuyến đò nào cũng đưa người qua an toàn. Hồi đó, một chuyến đò chỉ có 2 - 5 người, vì đò nhỏ, không trang bị gì nhiều. Ngày đó, chèo ghe, đò bằng tay chứ đâu có gắn máy như bây giờ, nhưng mà vui lắm!”, ông Nguyễn Minh Mẫn, người lái đò hơn 30 năm ở thôn Cổ Lũy chia sẻ.
Chị Đoàn Thị Ngọc Hà (TP.Quảng Ngãi), người thường đưa bạn đến tham quan biển Mỹ Khê, rồi sau đó bắt đò qua Nghĩa An để trải nghiệm chia sẻ: “Đây là một trong những trải nghiệm mà mình với bạn bè rất thích thú. Vừa được đi đò, vừa được ngắm cảnh vật sông nước thật yên bình”.
Quả thật, ngồi trên đò mới thấy dòng sông Trà mênh mông, nhưng bình yên đến lạ. Hai bên dòng sông là những bờ cây xanh mướt, những ngôi nhà mọc san sát bên nhau. Thi thoảng, trên hành trình trải nghiệm, du khách còn bắt gặp hình ảnh những chiếc ghe nhỏ, bồng bềnh giữa sông nước của những người dân đang cào don, bắt hến. Sông Trà từ lâu đã nổi tiếng với cá bống, con don, con lịch... Vì thế, người dân vùng ven sông Trà luôn trầm mình dưới những vùng nước nông ở hạ lưu sông để kiếm kế sinh nhai. Anh Trần Hoàng, người hành nghề cào don ở xã Nghĩa Phú cho hay: “Mùa này nước không lớn, nên mình lựa chỗ nào nông, tầm trên lưng quần để cào don. Còn những chỗ trũng thì thả lưới bắt cá. Nhờ con sông này mà bao thế hệ có kế sinh nhai, vì thế người dân nơi đây biết ơn con sông Trà này lắm”. Cứ thế, mỗi ngày, với công việc cào don, đánh cá mà anh Hoàng cũng như bao nhiêu người khác “lận lưng” từ 200 - 250 nghìn đồng.
Từ ngày cầu Cửa Đại thi công, đoạn hạ lưu sông Trà nhộn nhịp hẳn với máy móc, công nhân, kỹ sư đang tất bật làm việc trong giai đoạn nước rút, để sớm đưa công trình hoàn thành. Ngao du hạ lưu sông Trà thời điểm này, mọi người còn được chiêm ngưỡng cầu Cửa Đại đang ngày càng nên dáng, nên hình và chờ ngày nối nhịp bờ vui. Đây cũng là cây cầu mơ ước của người dân ở các xã vùng hạ lưu sông Trà Khúc...
Bài, ảnh: HOÀI BIỆT