(Báo Quảng Ngãi)- Do nắng nóng kéo dài, các hồ chứa nước ở Bình Sơn, Sơn Tịnh, Đức Phổ đang ở mực nước chết, ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất vụ hè thu của người dân. Không chỉ “gồng” mình chống hạn, một số địa phương cũng đang tìm cách chống xâm thực mặn.
Theo khảo sát của Sở NN&PTNT và Chi cục Thủy lợi, hiện nay, tất cả các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đều ở mực nước chết. Thậm chí, có những hồ cạn trơ đáy. Do đó, việc sản xuất vụ lúa hè thu 2019 của một số địa phương gặp rất nhiều khó khăn.
Những ngày này, ông Nguyễn Tấn Lý cũng như các thành viên của HTX DVNN xã Bình Minh (Bình Sơn), phải thay phiên nhau điều tiết nước từ máy bơm về các cánh đồng. Ông Lý cho biết: “Trạm bơm này hoạt động liên tục, chúng tôi phải ngăn nước từ sông Trà Bồng mới cung cấp nước được cho một số xứ đồng. Tuy nhiên, nếu nắng nóng vẫn kéo dài, không có mưa, thì e rằng một số cánh đồng ở xa sẽ chịu cảnh khô hạn”.
Theo báo cáo của huyện Bình Sơn, hiện nay, toàn huyện có gần 200ha lúa đang có nguy cơ bị khô hạn ở các xã Bình Nguyên, Bình Minh, Bình Thới và Bình Phú. Trong đó, có 25ha lúa không thể cứu vãn, người dân đành chịu cảnh thất thu. Đến thời điểm hiện tại, mực nước ở các hồ chứa lớn trên địa bàn huyện như Hóc Dọc (Bình Nguyên), Đá Giăng (Bình Minh), An Hội, Gia Hội (Bình Thanh Đông) chỉ còn 13 – 17% dung tích.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Mậu Văn cho biết: “Trước tình hình khô hạn kéo dài, Sở đã triển khai rất nhiều biện pháp chống hạn cho các địa phương như: Khơi thông kênh mương; tận dụng nguồn nước trong các hồ để duy trì nguồn nước tưới tối thiểu; đóng giếng, lắp đặt trạm bơm điện... Bên cạnh đó, Sở cũng tham mưu UBND tỉnh về việc sửa chữa, xây dựng lại một số công trình thủy lợi, để đảm bảo nguồn nước tưới cho các mùa vụ sau”.
Không chỉ “gồng” mình chống hạn, một số địa phương khác như xã Phổ Vinh (Đức Phổ), Nghĩa Hà (TP.Quảng Ngãi) cũng đang gặp khó trước việc xâm thực mặn. Anh Nguyễn Thanh Hùng, ở thôn Trung Lý, xã Phổ Vinh cho biết: “Khi lúa mới sạ mà bị ngập mặn, thì sạ lại, còn lúa gần gặt mà bị xâm thực mặn sẽ thất thu trầm trọng”.
Hiện nay, toàn xã Phổ Vinh bị xâm thực mặn hơn 20ha lúa. Nhằm hạn chế tình trạng xâm thực mặn, địa phương được đầu tư hơn 1,2 tỷ đồng để xây dựng một đoạn đê tại sông Rớ, với tổng chiều dài 500m. Đến nay, việc xâm thực mặn đã phần nào được khống chế.
“Với tuyến đê này, địa phương đã phần nào yên tâm về việc chống xâm thực mặn trong mùa hạn và chống xói lở vào mùa mưa. Tuy nhiên, địa phương cũng đang làm tờ trình lên các cấp để dồn sức vào việc chống hạn và chống xâm thực mặn cho những năm tiếp theo”, Chủ tịch UBND xã Phổ Vinh Nguyễn Văn Hùng cho biết.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Theo khảo sát của Sở NN&PTNT và Chi cục Thủy lợi, hiện nay, tất cả các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đều ở mực nước chết. Thậm chí, có những hồ cạn trơ đáy. Do đó, việc sản xuất vụ lúa hè thu 2019 của một số địa phương gặp rất nhiều khó khăn.
Người dân xã Bình Minh (Bình Sơn) đang nỗ lực chống hạn nhờ bơm nước từ sông Trà Bồng. |
Vụ hè thu 2019, toàn tỉnh có kế hoạch sản xuất 51.888,8ha, trong đó gần 35.000ha lúa và trên 16.890ha rau màu, cây trồng ngắn ngày. Hiện có 54/123 hồ chứa không còn nước; 48/123 hồ chứa chỉ còn 10 – 20% dung tích thiết kế. |
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Mậu Văn cho biết: “Trước tình hình khô hạn kéo dài, Sở đã triển khai rất nhiều biện pháp chống hạn cho các địa phương như: Khơi thông kênh mương; tận dụng nguồn nước trong các hồ để duy trì nguồn nước tưới tối thiểu; đóng giếng, lắp đặt trạm bơm điện... Bên cạnh đó, Sở cũng tham mưu UBND tỉnh về việc sửa chữa, xây dựng lại một số công trình thủy lợi, để đảm bảo nguồn nước tưới cho các mùa vụ sau”.
Không chỉ “gồng” mình chống hạn, một số địa phương khác như xã Phổ Vinh (Đức Phổ), Nghĩa Hà (TP.Quảng Ngãi) cũng đang gặp khó trước việc xâm thực mặn. Anh Nguyễn Thanh Hùng, ở thôn Trung Lý, xã Phổ Vinh cho biết: “Khi lúa mới sạ mà bị ngập mặn, thì sạ lại, còn lúa gần gặt mà bị xâm thực mặn sẽ thất thu trầm trọng”.
Hiện nay, toàn xã Phổ Vinh bị xâm thực mặn hơn 20ha lúa. Nhằm hạn chế tình trạng xâm thực mặn, địa phương được đầu tư hơn 1,2 tỷ đồng để xây dựng một đoạn đê tại sông Rớ, với tổng chiều dài 500m. Đến nay, việc xâm thực mặn đã phần nào được khống chế.
“Với tuyến đê này, địa phương đã phần nào yên tâm về việc chống xâm thực mặn trong mùa hạn và chống xói lở vào mùa mưa. Tuy nhiên, địa phương cũng đang làm tờ trình lên các cấp để dồn sức vào việc chống hạn và chống xâm thực mặn cho những năm tiếp theo”, Chủ tịch UBND xã Phổ Vinh Nguyễn Văn Hùng cho biết.
Bài, ảnh: ĐÌNH DIỆU