Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU: Bước đột phá sau nửa nhiệm kỳ

07:10, 28/10/2018
.

(Báo Quảng Ngãi)- Phát huy tiềm năng, thu hút đầu tư, từng bước phát triển du lịch theo hướng bền vững là nội dung trọng tâm của Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Sau nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện đã đạt được một số kết quả nhất định.

TIN LIÊN QUAN

Hình thành nhiều điểm đến du lịch  

Những năm trước đây, Quảng Ngãi luôn trong tình trạng “trắng” điểm du lịch. Nhưng hiện nay, đến với Quảng Ngãi du khách có thể lựa chọn nhiều điểm tham quan, du lịch theo từng loại hình dịch vụ du lịch đặc thù của mỗi vùng miền.

Mô hình du lịch cộng đồng thu hút du khách đến với Lý Sơn.
Mô hình du lịch cộng đồng thu hút du khách đến với Lý Sơn.


Đến vùng đất Ba Tơ Anh hùng, du khách sẽ được trải nghiệm tham quan di tích lịch sử kết hợp với di tích văn hóa, ẩm thực của người Hrê và phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Nơi đây đang xuất hiện một điểm đến lý tưởng đối với các bạn trẻ có sở thích đi phượt, đó là đồi sim Bùi Hui ở xã Ba Trang.

Đến với huyện trung du Nghĩa Hành, du khách có thể trải nghiệm du lịch "miệt vườn" với nhiều loại cây ăn trái như chôm chôm, bưởi da xanh, sầu riêng, chuối... như ở các tỉnh miền Tây. Trên vùng đất Nghĩa Hành còn có khu du lịch sinh thái suối Chí, được nhiều du khách tìm đến trong mùa nắng nóng.

Ở phía bắc của tỉnh, hơn hai năm qua làng bích họa 3D ở xã Bình Hải (Bình Sơn) là địa chỉ quen thuộc cho giới trẻ đến check-in. Đặc biệt, đảo Lý Sơn đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy, ngành văn hóa và các địa phương đã triển khai và thực hiện có hiệu quả trên một số lĩnh vực. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch đã được đầu tư nâng cấp. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với phát triển du lịch đã được chú trọng. Các địa phương đã tận dụng có hiệu quả những lợi thế của địa phương để cung cấp dịch vụ du lịch thân thiện cho du khách, hình thành được sản phẩm du lịch cộng đồng tại huyện Bình Sơn, Nghĩa Hành, Ba Tơ và Lý Sơn. Thông qua hoạt động du lịch cộng đồng, đã thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm cho lao động tại địa phương”.


Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL HUỲNH THỊ PHƯƠNG HOA


Phát triển du lịch bền vững

Theo Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Huỳnh Thị Phương Hoa, Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy đã góp phần đánh thức tiềm năng du lịch của Quảng Ngãi. Điểm nổi bật sau nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết là đã hình thành được nhiều loại hình du lịch mang tính chuyên nghiệp và bền vững hơn.

  Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tắm bùn suối nước nóng xã Nghĩa Thuận đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tắm bùn suối nước nóng xã Nghĩa Thuận đang trong giai đoạn hoàn thiện.


Đến nay, huyện Ba Tơ đã lập quy hoạch tổng thể để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Ngoài các mô hình sẵn có ở địa phương, huyện đã chú trọng quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch ở các điểm di tích và thắng cảnh như: Hồ Tôn Dung, Hang Vọot Rệp, Chiến khu Cao Muôn, thác Lũng Ồ,  thác Lệ Trinh, thác Tà Manh...

Phó Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành Bùi Đình Thời cho biết: Dựa trên tiềm năng của địa phương, huyện tiến hành quy hoạch và kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư để hình thành ngày càng nhiều điểm đến tham quan, du lịch, đã tạo cho du khách có nhiều sự chọn lựa để tham quan, trải nghiệm.

Huyện Mộ Đức, Bình Sơn cũng đã quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch. Đây là nền tảng để kêu gọi đầu tư hạ tầng phát triển du lịch và hình thành các khu du lịch có quy mô lớn. Theo Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa Lê Trung Thành, trong hai năm qua, huyện Tư Nghĩa đã thu hút được 2 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch là Khu nghỉ dưỡng Bãi Dừa (Nghĩa Hòa) và Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tắm bùn suối nước nóng xã Nghĩa Thuận. Hai điểm đến du lịch này có quy mô lớn của tỉnh, có khả năng đưa vào hoạt động đầu năm 2019.


Bài, ảnh: MAI HẠ




.