Cải thiện sức khỏe răng miệng chính là cách để tăng cường sức khỏe của cả cơ thể tốt nhất.
Nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách thực hiện, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn 8 bước để nâng cao sức khỏe răng miệng.
1. Hiểu rõ tình trạng răng miệng bản thân
Đây là một trong những bước đầu tiên giúp nâng cao sức khỏe. Bởi sẽ có những thời điểm cơ thể thay đổi như mang thai, đang sử dụng thuốc kháng sinh,...Tại các thời điểm này, răng miệng rất dễ mắc phải các loại bệnh lý như: Răng ngả vàng, sâu răng, mòn cổ chân răng,...
Theo các chuyên gia cho rằng: Biết rõ tình trạng răng miệng ở từng thời điểm sẽ giúp bạn có lộ trình chăm sóc răng tốt nhất. Từ đó, giúp phòng ngừa các bệnh lý cũng như nâng cao sức khỏe răng miệng toàn diện.
Hiểu rõ tình trạng răng miệng sẽ giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn |
Để nâng cao sức khỏe răng miệng không phải một vài ngày là có thể mà bạn cần duy trì đều đặn mỗi ngày. Ví dụ nếu men răng bạn đang bị tổn thương, quá trình chăm sóc răng sẽ diễn tiến từ giai đoạn phục hồi đến giai đoạn bồi đắp men răng, và cuối cùng là duy trì một hàm răng chắc khỏe. Quá trình này đòi hỏi bạn phải bổ sung thêm các sản phẩm có chứa chất flouride cho răng cũng như thực hiện chăm sóc răng mỗi ngày.
3. Sử dụng sản phẩm chăm sóc răng phù hợp
Việc lựa chọn và sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng cần dựa trên tình trạng răng của bạn tại thời điểm đó. Từ đó, bạn có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để chọn những sản phẩm phù hợp. Bởi nếu bạn đang trong tình trạng ê buốt răng nhưng lại dùng sản phẩm làm trắng răng, điều này sẽ khiến cho tình trạng ê buốt răng nghiêm trọng hơn. Tham khảo
blog nha khoa tại Chuyên Gia Răng Miệng để bổ sung kiến thức.
Theo quan điểm của các chuyên gia, lựa chọn sản phẩm phù hợp sẽ giúp cải thiện phần nào các vấn đề răng miệng. Nếu có sự kết hợp của kỹ thuật nha khoa, các tình trạng như: Vôi răng, mảng bám, răng ngả vàng sẽ được cải thiện triệt để.
Lựa chọn sản phẩm chăm sóc răng dựa trên từng tình trạng răng |
Các loại bàn chải truyền thống thực chất không thể loại bỏ 100% thức ăn thừa, từ đó hình thành mảng bám và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Vì thế, các nhà sản xuất đã thiết kế ra những sản phẩm vệ sinh răng miệng hiện đại, điển hình là bàn chải điện và máy tăm nước. Đây là 2 sản phẩm được khá nhiều người đánh giá tốt bởi những ưu điểm và tính năng mang lại.
Khi sử dụng bàn chải điện hoặc máy tăm nước, bạn có thể loại bỏ đến 99% thức ăn thừa. Dĩ nhiên nếu bạn kết hợp cả 2 sản phẩm trên, răng miệng sẽ được làm sạch một cách triệt để hơn.
5. Hạn chế những loại thực phẩm nhiều đường
Chất ngọt là một trong những kẻ thù lớn nhất của răng miệng. Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều đường sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh lý sâu răng ngày càng cao. Bạn vẫn cần nạp một lượng đường mỗi ngày, nhưng chỉ nên vừa đủ. Và lưu ý chải răng ngay sau khi ăn các thực phẩm nhiều đường như: Bánh ngọt, kẹo ngọt,...
Hạn chế các loại bánh, kẹo và thực phẩm nhiều đường |
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư miệng, viêm nướu, viêm nha chu và sâu răng. Sử dụng thuốc lá cũng góp phần gây ra tình trạng hơi thở có mùi khó chịu và các vết ố vàng trên răng của bạn. Ngoài thuốc lá cũng nên hạn chế cả bia rượu, vì bia rượu cũng có nguy cơ làm hỏng men răng, gây sâu răng, bệnh nướu răng và lở miệng. Lạm dụng rượu là yếu tố nguy cơ phổ biến đối với bệnh ung thư miệng và tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn đến 3 lần so với người bình thường.
7. Uống đủ nước và bổ sung nhóm thực phẩm chứa vitamin D và canxi
Một cơ thể khỏe mạnh sẽ cải thiện nhanh chóng những vấn đề răng miệng đang có. Vì thế hãy cố gắng uống đủ nước và bổ sung đầy đủ các nhóm vitamin, nhất là vitamin D và Canxi. Cả 2 chất này đều rất có lợi cho răng, giúp răng trở nên chắc khỏe hơn.
8. Khám răng định kỳ
Các chuyên gia luôn khuyên rằng tất cả mọi người nên đến nha khoa để khám răng định kỳ. Thời gian khám răng định kỳ sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn khi đó. Nếu răng không gặp quá nhiều vấn đề thì có thể khám răng định kỳ sau mỗi 6 tháng. Nếu răng bạn thuộc răng nhạy cảm, vôi răng nhiều thì khoảng thời gian lý tưởng là 3 tháng một lần.