Mùa đót trên non cao

04:03, 04/03/2023
.
(Baoquangngai.vn)- Tại các huyện miền núi, thời điểm này bông đót nở rộ trên khắp các cánh rừng, triền đồi. Sau những ngày mưa, tranh thủ thời tiết nắng ráo người dân nơi đây đã đi hái đót bán để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
[links()]
 
 Mùa đót mỗi năm chỉ có 1 lần bắt đầu từ tháng Chạp năm trước kéo dài đến hết tháng 2 Âm lịch năm sau nên đã thu hút nhiều người dân lên rừng hái đót.
Mùa đót thu hoạch 1 lần trong năm, bắt đầu từ tháng Chạp năm trước và kéo dài đến hết tháng 2 Âm lịch năm sau, thu hút nhiều người dân lên rừng hái đót.

 

Năm nay, bông đót xuất hiện nhiều và giá đót tươi được thương lái thu mua với giá ổn định từ 4.000 - 5.000 đồng đồng/kg.
Năm nay, bông đót xuất hiện nhiều và giá đót tươi được thương lái thu mua với giá từ 4.000 - 5.000 đồng đồng/kg.

 

Thông thường một ngày lên rừng hái đót được bắt đầu từ lúc tờ mờ sáng, khi sương núi còn giăng kín trên những sườn đồi đến chiều họ mới trở về nhà.  Mỗi chuyến đi, người khoẻ thì cũng hái được 20-30 kg đót tươi.
Ngày lên rừng hái đót bắt đầu từ lúc tờ mờ sáng khi sương còn giăng kín trên những sườn đồi đến khi mặt trời khuất núi người dân mới trở về nhà. Mỗi ngày, người khoẻ thì hái được từ 20 - 30 kg đót tươi.

 

Không chỉ người lớn mà cả các em học sinh cũng tranh thủ thời gian nghỉ học lên rừng hái đót nhằm có thêm một khoản nhỏ để phụ giúp gia đình và mua sắm đồ dùng học tập.
Không chỉ người lớn, các em học sinh tranh thủ thời gian nghỉ học cũng lên rừng hái đót để có thêm một khoản thu nhập phụ giúp gia đình và mua sắm đồ dùng học tập.
“Những ngày nghỉ em thường lên núi chặt đót. Mỗi ngày em cũng kiếm được 50- 60 nghìn đồng. Dù việc hái đót tương đối vất vả nhưng em rất vui khi mình đã kiếm được tiền phụ giúp gia đình”, em Hồ Văn Khang, học sinh lớp 6 trường THCS Dân Tộc Nội Trú Tây Trà chia sẻ.
“Những ngày nghỉ học, em đều lên núi chặt đót. Mỗi ngày em kiếm được 50- 60 nghìn đồng. Dù việc hái đót vất vả nhưng em rất vui vì đã phụ giúp gia đình”, em Hồ Văn Khang, học sinh lớp 6 Trường THCS Dân tộc nội trú Tây Trà chia sẻ.

 

Vào mùa này đi đến đâu cũng thấy người Cor, Ca Dong phơi đót khắp sân nhà, hai bên đường.
Thời điểm này, lên các huyện miền núi trong tỉnh, đâu cũng thấy người Cor, Ca Dong phơi đót khắp sân nhà, hai bên đường.

 

Cây đót được thương lái thu mua mang về, thuê người dân địa phương phơi khô, sau đó mới xuất bán cho các cơ sở làm chổi đót.
Cây đót được thương lái thu mua mang về, thuê người dân địa phương phơi khô, sau đó mới xuất bán cho các cơ sở làm chổi đót.
Việc phơi đót thuê cũng đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương với thu nhập 100 nghìn- 120 nghìn  đồng/người/ngày.
Công việc phơi đót thuê cũng tạo thu nhập cho nhiều lao động tại địa phương, từ 100 nghìn- 120 nghìn đồng/người/ngày.

 

Hái đót trở thành một công việc mang lại cho bà con một nguồn thu nhập đáng kể, Bà Hồ Thị Thủy (50 tuổi) ở xã Hương Trà (Trà Bồng) chia sẻ, thời gian đót ra bông rất ngắn, nên  gia đình tôi cũng như bà con nơi đây tranh thủ thời tiết nắng ráo vào rừng hái đót để tăng thêm thu nhập cho gia đình, bình quân thu nhập mỗi ngày khoảng 100 nghìn- 200 nghìn đồng/ngày.
Hái đót đã mang lại cho người dân miền núi nguồn thu nhập đáng kể. Bà Hồ Thị Thủy (50 tuổi) ở xã Hương Trà (Trà Bồng) chia sẻ, thời gian đót ra bông rất ngắn, nên gia đình tôi tranh thủ thời tiết nắng ráo để vào rừng hái đót. Bình quân thu nhập mỗi ngày khoảng từ 100 nghìn - 200 nghìn đồng/ngày.

 

Vào mùa đót, những cung đường lên các huyện vùng cao thêm nổi bật khi những bông đót được phơi trải dài hai bên đường.
Vào mùa đót, những cung đường lên các huyện vùng cao trong tỉnh thêm nổi bật khi những bông đót được phơi trải dài hai bên đường.

M.LỰC