(QNg)- Quán ăn ven đường, gánh hàng rong, thức ăn, nước uống di động… không chỉ ở thành thị mà cả nông thôn ngày càng phát triển. Tuy vậy, các loại hình dịch vụ này cũng đặt ra nhiều vấn đề nan giải trong việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
TIN LIÊN QUAN |
---|
Thức ăn đường phố, mối họa trước mắt
Hiện nay toàn tỉnh có hơn 11 nghìn cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm, đó là chưa kể hàng nghìn cơ sở nhỏ, thức ăn đường phố không có giấy phép kinh doanh đang buôn bán trên địa bàn tỉnh. Quan sát tại các khu vực có dịch vụ ăn uống ven các ngã đường hiện nay, người tiêu dùng khó lòng an tâm, bởi sự thiếu ý thức của bộ phận người kinh doanh trong vấn đề VSATTP. Không những thế, việc kiểm soát những nơi này ít khi nằm trong "tầm ngắm" của lực lượng chuyên trách.
|
Những hàng quán thức ăn đường phố như thế này nguy cơ mất VSATTP khá cao.
|
Vào các buổi chiều, chúng tôi đi dọc khu vực Cầu Mới (phường Quảng Phú), hàng chục hàng quán các loại mọc lên phục vụ thực khách đi đường. Tôi ghé hàng bún, thịt nướng, chị nhân viên bán hàng nướng thịt, tay còn đen kịt, vội lấy tấm giẻ nhem nhúa lau vội, rồi gắp bún, sẵn tiện bốc vài gói ram và rau sống phủ lên trên.
Chỗ rửa chén bát sát bên chỗ rửa rau. Chị phụ bán hàng tầm 50 tuổi, vừa nhúng rau vào thau hai lượt rồi đưa hai tay bốc lên cho vào rổ. "Rau sống không dám rửa muối và nhiều nước vì sợ bầm dập rau, khách chê không ăn"- chị bán hàng nói, cười với khách. Đấy chỉ là một trong số hàng trăm hàng quán khác đang mọc lên như nấm, và một khi người kinh doanh không có ý thức VSATTP, chỉ biết chạy theo lợi nhuận thì người tiêu dùng lãnh đủ.
Từ đầu năm đến nay, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường công tác kiểm tra VSATTP hơn 200 đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Qua đó, các cơ quan chức năng phát hiện, nhắc nhở xử lý hơn 80 trường hợp vi phạm về các điều kiện đảm bảo VSATTP. Các lỗi vi phạm chủ yếu là: Vệ sinh môi trường xung quanh còn bẩn; nhiều nguyên liệu sản xuất không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; gian lận trong nhãn mác và quảng cáo thực phẩm…
Từ đầu năm đến nay, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường công tác kiểm tra VSATTP hơn 200 đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Qua đó, các cơ quan chức năng phát hiện, nhắc nhở xử lý hơn 80 trường hợp vi phạm về các điều kiện đảm bảo VSATTP. Các lỗi vi phạm chủ yếu là: Vệ sinh môi trường xung quanh còn bẩn; nhiều nguyên liệu sản xuất không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; gian lận trong nhãn mác và quảng cáo thực phẩm…
Loại hình dịch vụ thức ăn đường phố, nhất là hàng rong, hàng ăn tại các khu vực chợ được xác định là một trong những nguyên nhân chính phát sinh nhiều dịch bệnh nguy hiểm vẫn tiếp tục diễn ra rất phức tạp và chưa có biện pháp kiểm tra chặt chẽ để hạn chế vi phạm. Hơn 1 tháng qua, nắng nóng gay gắt, toàn tỉnh có gần 2.000 ca tiêu chảy do ăn uống mất vệ sinh, nên vấn đề VSATTP đối với loại hình dịch vụ đồ ăn thức uống đường phố rất đáng lo ngại.
Chưa đủ sức răn đe
Ông Nguyễn Văn Oai- Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh cho biết: Thức ăn đường phố là loại hình kinh doanh thực phẩm khá phổ biến bởi sự thuận lợi cho người kinh doanh lẫn người tiêu dùng, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm rất lớn. Thực tế, việc quản lý trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều khó khăn vì hầu hết các cơ sở này chưa có giấy phép kinh doanh.
Chưa đủ sức răn đe
Ông Nguyễn Văn Oai- Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh cho biết: Thức ăn đường phố là loại hình kinh doanh thực phẩm khá phổ biến bởi sự thuận lợi cho người kinh doanh lẫn người tiêu dùng, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm rất lớn. Thực tế, việc quản lý trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều khó khăn vì hầu hết các cơ sở này chưa có giấy phép kinh doanh.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở thường rất tạm bợ, phục vụ lưu động, bán rong, bán trên vỉa hè nên không thể cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP. Đội ngũ quản lý cấp huyện, xã vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn. Những đợt giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm cho thấy: Rất nhiều người bán quán ăn đường phố không được tập huấn kiến thức VSATTP và khám sức khỏe định kỳ; không dùng riêng dụng cụ gắp thức ăn chín và thức ăn sống; nhiều quán ăn không có tủ kính bày thức ăn, không có dụng cụ đựng thức ăn thừa và chất thải khác...
Hiện nay, việc quản lý chất lượng VSATTP, nhất là thức ăn đường phố, ở các vùng nông thôn chủ yếu nhắc nhở là chính chứ chưa áp dụng được các biện pháp chế tài, vì những người tham gia bán thức ăn đường phố là những người nghèo kiếm sống hàng ngày, rất khó xử lý. Đồng thời, nhân lực quản lý của ngành chức năng và địa phương vẫn còn hạn chế so với quy mô thức ăn đường phố hiện nay; một bộ phận người dân vẫn còn dễ dãi trước thức ăn đường phố. Bên cạnh đó, mức xử phạt quá thấp, chưa đủ sức răn đe. Nan giải nhất vẫn là ở tuyến cơ sở cấp xã, phường đã được giao trực tiếp quản lý loại hình dịch vụ này, nhưng kiểm tra chưa thường xuyên, việc xử lý còn nể nang.
Trong tình hình hiện nay, điều quan trọng là mỗi người dân cần nâng cao ý thức về VSATTP nhằm đảm bảo sức khỏe cho chính mình và gia đình mình.
Hiện nay, việc quản lý chất lượng VSATTP, nhất là thức ăn đường phố, ở các vùng nông thôn chủ yếu nhắc nhở là chính chứ chưa áp dụng được các biện pháp chế tài, vì những người tham gia bán thức ăn đường phố là những người nghèo kiếm sống hàng ngày, rất khó xử lý. Đồng thời, nhân lực quản lý của ngành chức năng và địa phương vẫn còn hạn chế so với quy mô thức ăn đường phố hiện nay; một bộ phận người dân vẫn còn dễ dãi trước thức ăn đường phố. Bên cạnh đó, mức xử phạt quá thấp, chưa đủ sức răn đe. Nan giải nhất vẫn là ở tuyến cơ sở cấp xã, phường đã được giao trực tiếp quản lý loại hình dịch vụ này, nhưng kiểm tra chưa thường xuyên, việc xử lý còn nể nang.
Trong tình hình hiện nay, điều quan trọng là mỗi người dân cần nâng cao ý thức về VSATTP nhằm đảm bảo sức khỏe cho chính mình và gia đình mình.
Bài; ảnh: KIM NGÂN