(QNg)- Lên mạng truy cập Internet tìm thông tin- chuyện không chỉ có ở cán bộ, công chức, giới trẻ mà nhiều nông dân trong tỉnh giờ cũng khá thông thạo. Thông qua việc lướt Website, nông dân hiểu về kỹ thuật nuôi trồng, biết thêm các giống mới, giá cả… Điều vui hơn là ngày 28/4, Hội Nông dân tỉnh sẽ giới thiệu trang Website, cập nhật thông tin, đáp ứng nhu cầu cho nông dân.
TIN LIÊN QUAN |
---|
* Hiệu quả ban đầu từ lướt Website
Mới sáng sớm hai vợ chồng ông Lê Thanh Bình, xã Tịnh Ấn Đông (Sơn Tịnh) và những người làm công đã chăm bón giàn nấm sò của mình. Người bơm nước giữ độ ẩm cho các túi nấm, người dồn bao bột cưa để chuẩn bị ươm nấm đưa lên giàn. Ông Bình, bảo: "Giàn này có 100 túi, nay đã đến kỳ thu hoạch. Hàng ngày tôi cũng thu được 1kg nấm tươi, bán 25.000 đồng. Số túi này là ươm thử nghiệm bán đã có lãi, nên tui dồn bao và ươm thêm 900 túi nữa”. Mô hình làm nấm của vợ chồng ông Bình là sản phẩm của cán bộ Hội Nông dân tỉnh lướt Website tìm thông tin giúp nông dân có hướng làm ăn phù hợp với thị trường. Vợ chồng ông bà Bình đã ngoài 60 tuổi. Các con ông đã có gia đình riêng, ruộng đồng không làm nổi nên ông bà chọn cách trồng nấm để mưu sinh.
Dồn bao ươm nấm. |
Ông Võ Tấn Hồng - Cán bộ Hội Nông dân huyện Sơn Tịnh cho biết: Huyện đã triển khai các thông tin trên mạng về các mô hình nuôi heo hướng nạc, nuôi nhím, heo rừng, nấm sò, nấm rơm đến hội viên thuộc 3 xã Tịnh Ấn Đông, Tịnh Thiện, Tịnh Hà. Qua 4 tháng triển khai, mỗi xã đã thích nghi với mỗi mô hình. Nông dân xã Tịnh Ấn Đông hợp với mô hình trồng nấm sò và chuẩn bị nuôi kỳ đà. Nông dân xã Tịnh Thiện thì trồng nấm rơm. Và Và nông dân xã Tịnh Hà thì nuôi heo hướng nạc và chuẩn bị nuôi nhím. Các mô hình triển khai ở các xã này đã được nông dân đã thích nghi và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế.
Nếu như các hội viên nông dân Sơn Tịnh biết áp dụng các mô hình nuôi trồng nhờ cán bộ Hội Nông dân tỉnh triển khai thì, các hội viên nông dân ở các câu lạc bộ (CLB) nông dân sử dụng Internet được triển khai thí điểm ở một số huyện Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Tịnh, Bình Sơn tự mình lướt Website tìm kiếm thông tin theo nhu cầu. Ông Nguyễn Hiền (68 tuổi) ở thôn Lâm Thượng, xã Đức Phong (Mộ Đức) cho biết: "Trước đây nghe tin ở đâu đó có dịch, thì bà con rất lo, vì không biết tìm đâu ra tài liệu để hiểu cách phòng tránh dịch, nên phải nhờ vào cán bộ thú y. Nay thì mọi thông tin cần thiết đều có trên mạng cả".
Ông Hiền biết lướt Website tìm thông tin là nhờ tham gia lớp tập huấn ở CLB nông dân ứng dụng Internet do Hội Nông dân tỉnh triển khai cách đây 2 tháng. Bây giờ trụ sở của Hội Nông dân xã Đức Phong không chỉ là nơi tổ chức họp triển khai công tác hội, mà còn là địa chỉ thường xuyên để các hội viên đến truy cập Website, tìm kiếm thông tin phục vụ cho công việc làm ăn.
Nông dân Nguyễn Ngọc Sáng ở thôn Văn Hà cho hay: Sử dụng Internet lợi cả đôi đường. Bởi thông qua trang Website, nông dân không chỉ học cách chăn nuôi, trồng trọt, mà còn tìm hiểu thị trường tiêu thụ, giá cả và những địa chỉ cung cấp cây con, giống chất lượng. Ngoài cách học trên mạng, CLB nông dân cũng là diễn đàn để bà con giao lưu học hỏi kinh nghiệm làm ăn, tháo gỡ những khó khăn và giúp nhau tìm ra các mô hình sản xuất phù hợp phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập cho hội viên.
Tại CLB nông dân sử dụng Internet xã Hành Phước (Nghĩa Hành) được Hội Nông dân tỉnh chọn làm xã điểm, nên đã đầu tư 1 dàn máy vi tính nối mạng, một bộ cơ sở dữ liệu và cử 6 thành viên trong câu lạc bộ đi tập huấn tại tỉnh. Sau 4 tháng ra mắt CLB, đã có hàng trăm lượt cán bộ, hội viên nông dân ở 9 Chi hội trong xã đến trụ sở Hội Nông dân xã truy cập Internet. Nhờ nắm bắt thông tin trên mạng Internet mà nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Nông dân Nguyễn Ngọc Sáng ở thôn Văn Hà cho hay: Sử dụng Internet lợi cả đôi đường. Bởi thông qua trang Website, nông dân không chỉ học cách chăn nuôi, trồng trọt, mà còn tìm hiểu thị trường tiêu thụ, giá cả và những địa chỉ cung cấp cây con, giống chất lượng. Ngoài cách học trên mạng, CLB nông dân cũng là diễn đàn để bà con giao lưu học hỏi kinh nghiệm làm ăn, tháo gỡ những khó khăn và giúp nhau tìm ra các mô hình sản xuất phù hợp phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập cho hội viên.
Tại CLB nông dân sử dụng Internet xã Hành Phước (Nghĩa Hành) được Hội Nông dân tỉnh chọn làm xã điểm, nên đã đầu tư 1 dàn máy vi tính nối mạng, một bộ cơ sở dữ liệu và cử 6 thành viên trong câu lạc bộ đi tập huấn tại tỉnh. Sau 4 tháng ra mắt CLB, đã có hàng trăm lượt cán bộ, hội viên nông dân ở 9 Chi hội trong xã đến trụ sở Hội Nông dân xã truy cập Internet. Nhờ nắm bắt thông tin trên mạng Internet mà nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Hoạt động của các CLB nông dân ứng dụng Internet ở một số xã điểm bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực trong việc thực hiện tốt Nghị quyết của Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho nông dân, thực hiện tốt chủ trương hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
* Tiến đến mở trang Website
Ông Võ Việt Chính - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Trên cơ sở triển khai mô hình nông dân ứng dụng Internet ở một số cơ sở đã đem lại hiệu quả, nên Hội Nông dân tỉnh mở trang Website. Việc thành lập trang thông tin này không chỉ giúp các hội viên truy cập Internet, tìm kiếm thông tin phục vụ cho công việc làm ăn, mà còn giúp nông dân đến truy cập các văn bản pháp luật, quy định của Nhà nước về các nguồn vốn, chính sách cho vay vốn phục vụ sản xuất, các chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn...
Do nguồn kinh phí hạn hẹp, nên Hội mới hỗ trợ máy tính nối mạng Internet ở 12 cơ sở hội. Trong thời gian tới, Hội phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) hỗ trợ từ 50 -70 máy tính cho các cơ sở hội trong tỉnh. Đồng thời Hội Nông dân tỉnh sẽ tiếp tục tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng máy tính nối mạng cho nông dân biết để tìm hiểu thông tin trên các trang Website.
Bài, ảnh: MAI HẠ