Giải pháp sống chung với lũ: Khai thông dòng chảy, xây hồ nhân tạo

09:11, 16/11/2010
.

Thuở nhỏ tôi sống ở miền Trung, mỗi khi hàng xóm làm nhà, tôi thấy ai cũng đắp cho được cái nền rất cao rồi mới làm nhà trên ấy. Tôi hỏi người lớn và được trả lời là vào năm 1964 (năm Thìn) lũ rất lớn, nhà nào nền thấp thì bị ngập và từ đó ở quê hương Quảng Ngãi tôi cứ lấy mức nước cao nhất năm 1964 làm chuẩn xây nhà.
 
Năm 2004, ở quê tôi những người xây nhà mới nên nền nhà được nâng cao lên gần 60cm. Bà con bảo bây giờ lũ lụt năm 2003 nước cao hơn nên xây nền nhà cần phải cao hơn. Đó là câu trả lời của những người dân sống trong vùng chịu những cơn lũ hãi hùng đi qua.
 
Nhiều nhà dân ở xã An Hải bị ngập trong nước.
Lần đầu tiên trong hàng chục năm qua, huyện Lý Sơn bị ngập chìm trong nước.
 
Còn chúng ta là những nhà khoa học thì phải tìm ra những nguyên nhân sâu xa, tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu những thiệt hại do lũ lụt gây ra.
 
Tôi vào web Google.com và gõ dòng chữ “Làm thế nào để giảm thiểu những thiệt hại do lũ lụt trên các sông ngòi ở miền Trung Việt Nam” thì kết quả tìm chỉ là phòng chống lũ lụt, nghĩa là sau khi có lũ lụt chúng ta mới phòng chống. Theo tôi, như vậy thì quá muộn.
 
Còn tôi tìm với cụm từ “how to reduce the demage of flood in central of Vietnam?” thì kết quả cũng chỉ nói chung chung như trồng rừng, phòng hộ rừng (afforestation), trang bị thuyền cứu hộ (equip rescue boat)…
 
Tôi không thấy các phương án tối ưu nào, làm thế nào để giảm thiểu lũ lụt trên các sông ngòi ở miền Trung nước ta.
 
Sau khi đọc các trang web, xem các sông trên địa hình dốc núi có độ dốc thác cao ở miền Trung, tôi xin có mấy ý kiến nhằm phòng xa trước khi mưa gió bão lũ tràn về.
 
1. Trồng lại nhanh các rừng bị tàn phá, theo tôi, loại cây trồng nhanh nhất, lớn nhanh và hiệu quả cao vẫn là bạch đàn; khôi phục các rừng tự nhiên…
 
2. Nạo vét dòng chảy các lòng sông ở miền Trung. Các sông này tuy rộng nhưng dòng chảy không sâu, khi mưa nắng bên lở thì cứ lở bên bồi thì cứ bồi nên chúng ta cần nạo vét dòng chảy của sông, không để mùa hè lòng sông là bãi dưa, bãi đậu của nông dân.
 
Việc này các tỉnh miền Trung nên cho các công ty khai thác cát để vừa nạo vét thông dòng chảy và cát đem phúc vụ việc xây dựng, xuất khẩu nữa.
 
• Dọc miền Trung các sông nhiều mà cửa sông thì ít và nhỏ thì khi lũ về lượng nước đổ ra biển chậm nên làm cho việc lũ rút bị chậm lại. Chúng ta cần nạo vét ở các cửa biển, cần thiết thì đào thêm kênh mở ra biển để khi có lũ thì nước sẽ rút nhanh. Cần tính phương án đào kênh ra biển nhưng không cho nước mặn ăn sâu vào  các sông chính, đồng ruộng.
 
3. Xây các hồ nước nhân tạo hoặc khai thông các dòng chảy của sông ở thượng nguồn với các hồ tự nhiên để mùa mưa lũ thì giữ nước lại, mùa nắng thì tưới tiêu đồng ruộng.
 
• Tôi xin nêu một minh chứng: sông Mekong có biển Hồ (Tonle Sap) ở Campuchia khi mùa nước lớn, mưa lũ từ tháng 9 đếntháng 2 năm sau thì nước chảy vào biển Hồ. 
 
Nhờ có hồ Tonle Sap mà các tỉnh ở vùng hạ lưu sông Mekong không bị ngập nước nhiều, không bị lũ lụt. Đến mùa nắng khô hạn thì nước từ biển Hồ chạy ngược lại ra sông Mekong rồi đổ vào hạ lưu vùng châu thô đồng bằng Nam bộ Việt Nam.
 
Từ việc bị vỡ đập thủy điện Hố Hô trên sông Ngàn Sâu, đến nay chúng ta cần suy nghĩ: ta đã xây được bao nhiêu rừng phòng hộ? Các đập thủy điện trên các sông có hồ chứa nước dự phòng không?
 
Tôi tìm trên Goomap hình này và thấy hay hay xin gửi các bạn đọc tham khảo.
 
 

1/ Mực nước an toàn để chạy thủy điện
 
2/ Khi nước lũ lớn vượt mức an toàn cho đập thì nước chảy vào hồ chứa dự phòng với thể tích 2000m (dài) x 1500m (rộng) x15m (sâu) = 45.000.000 m3 (bằng lượng nước làm bể đập Hố Hô)
 
3/ Khi lượng nước >=45.000.000 m3 thì tràn hồ ra sông, ra đồng rộng nhưng lúc nước tràn không còn đổ mạnh theo mô hình thác nước (water fall) nên sức nước sẽ yếu, người dân có thời gian để chuẩn bị.
 
Theo TTO

.