(QNg) - Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản chỉ đạo việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, nhằm đáp ứng yêu cầu công việc, yêu cầu của công tác cải cách hành chính trong tình hình mới. Ở Quảng Ngãi hiện tại hầu hết cán bộ, công chức của tỉnh đã khẳng định: Công nghệ thông tin là đòi hỏi tất yếu của nền hành chính hiện đại.
Trợ thủ đắc lực trong giải quyết công việc hành chính
Bắt đầu từ việc nhỏ nhất là thiết lập hộp thư điện tử cho tất cả cán bộ, công chức từ huyện đến tỉnh, để trao đổi công việc, gửi thông tin, thư mời họp... đã được hàng ngàn cán bộ, công chức của tỉnh sử dụng thuần thục. chủ trương này được khuyến khích sử dụng đến cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (kể cả các huyện miền núi, hải đảo). việc sử dụng thư điện tử để trao đổi công việc đã trở thành nội quy, quy chế của nhiều cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh.
Địa phương tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hành chính là huyện Sơn Hà. Cùng với việc trau dồi kỹ năng, kiến thức về công nghệ thông tin, huyện còn đầu tư xây dựng hệ thống đường truyền đáp ứng yêu cầu hoạt động của mạng lưới công nghệ thông tin trên toàn địa bàn. Từ lãnh đạo đến nhân viên phụ trách công tác văn phòng đều thành thạo các thao tác nhận - gửi văn bản qua hộp thư điện tử. Ông Đinh Văn Dép - Bí thư Huyện ủy Sơn Hà cho biết: "Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho lãnh đạo địa phương điều hành công việc kịp thời kể cả khi đang công tác ngoài địa bàn, nên công việc không bị tồn đọng".
Đặc biệt trong hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng, trở thành trợ thủ đắc lực cho cán bộ, công chức. Cụ thể: Ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin để ra phiếu hẹn trả kết quả hồ sơ hành chính. Hiện tại hầu hết các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các huyện, thành phố đều sử dụng máy vi tính để nhập liệu hồ sơ đầu vào. Việc này đã giúp cán bộ kiểm soát công tác giải quyết hồ sơ; đồng thời, hạn chế đến mức thấp nhất việc thất lạc hồ sơ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Hình thành thói quen tác nghiệp khoa học
Bắt đầu từ việc nhỏ nhất là thiết lập hộp thư điện tử cho tất cả cán bộ, công chức từ huyện đến tỉnh, để trao đổi công việc, gửi thông tin, thư mời họp... đã được hàng ngàn cán bộ, công chức của tỉnh sử dụng thuần thục. chủ trương này được khuyến khích sử dụng đến cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (kể cả các huyện miền núi, hải đảo). việc sử dụng thư điện tử để trao đổi công việc đã trở thành nội quy, quy chế của nhiều cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh.
Địa phương tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hành chính là huyện Sơn Hà. Cùng với việc trau dồi kỹ năng, kiến thức về công nghệ thông tin, huyện còn đầu tư xây dựng hệ thống đường truyền đáp ứng yêu cầu hoạt động của mạng lưới công nghệ thông tin trên toàn địa bàn. Từ lãnh đạo đến nhân viên phụ trách công tác văn phòng đều thành thạo các thao tác nhận - gửi văn bản qua hộp thư điện tử. Ông Đinh Văn Dép - Bí thư Huyện ủy Sơn Hà cho biết: "Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho lãnh đạo địa phương điều hành công việc kịp thời kể cả khi đang công tác ngoài địa bàn, nên công việc không bị tồn đọng".
Đặc biệt trong hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng, trở thành trợ thủ đắc lực cho cán bộ, công chức. Cụ thể: Ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin để ra phiếu hẹn trả kết quả hồ sơ hành chính. Hiện tại hầu hết các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các huyện, thành phố đều sử dụng máy vi tính để nhập liệu hồ sơ đầu vào. Việc này đã giúp cán bộ kiểm soát công tác giải quyết hồ sơ; đồng thời, hạn chế đến mức thấp nhất việc thất lạc hồ sơ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Hình thành thói quen tác nghiệp khoa học
Theo Sở Nội vụ cho biết, hiện nay nhận thức và thực hành kỹ năng thực hành công nghệ thông tin trong đội ngũ cán bộ, công chức đã tiến bộ rõ rệt. Nhiều đơn vị đã chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn xây dựng, triển khai các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Cán bộ, công chức đã hình thành thói quen làm việc trên môi trường mạng, nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đây là nền tảng quan trọng để Quảng Ngãi tiến đến xây dựng Chính phủ điện tử theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ. Ông Trần Văn Thanh - Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: "Khi cán bộ, công chức đã nắm vững kiến thức về công nghệ thông tin, cộng với việc sắp xếp, phân công khoa học, hợp lý vị trí công tác của cán bộ, sẽ tạo ra hiệu quả cao trong hoạt động của bộ máy hành chính các cấp".
Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO phiên bản 2000:9001 vào hoạt động hành chính còn giúp công tác quản lý, điều hành của cơ quan hành chính, chính quyền địa phương nâng cao hiệu quả, hiệu lực. Đó còn là phương thức công khai, minh bạch hoạt động hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, phát huy dân chủ, tạo điều kiện để người dân tham gia giám sát hoạt động của bộ máy hành chính. Những năm gần đây tỉnh ta đã thực hiện thành công nhiều buổi giao lưu trực tuyến với Chính phủ thông qua sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Đây là cách điều hành mới của Chính phủ, hạn chế việc hội họp tập trung, mất nhiều thời gian, tốn kém tiền của.
Một số lãnh đạo sở, ngành có hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tương đối mạnh đã khẳng định: Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho thông tin từ người điều hành đến trực tiếp tất cả cán bộ trong cơ quan, mệnh lệnh đưa ra là thống nhất, nhanh chóng do không phải qua khâu truyền đạt lại. Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp cho người điều hành dễ dàng theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ cấp dưới nên biết được công việc đang bị ách tắc chỗ nào mà có hướng chỉ đạo tháo gỡ. Tiện ích dễ nhận thấy nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hành chính có thể giúp cán bộ, công chức thống kê, tổng hợp các số liệu bất cứ lúc nào cần; giảm giấy tờ hành chính, tiết kiệm cho ngân sách một khoản tiền không nhỏ.
Trong đợt giám sát hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định 130/NĐ-CP tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh của HĐND tỉnh vừa qua, nhiều cơ quan đã báo cáo trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 đã tiết kiệm chi hành chính từ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.
Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO phiên bản 2000:9001 vào hoạt động hành chính còn giúp công tác quản lý, điều hành của cơ quan hành chính, chính quyền địa phương nâng cao hiệu quả, hiệu lực. Đó còn là phương thức công khai, minh bạch hoạt động hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, phát huy dân chủ, tạo điều kiện để người dân tham gia giám sát hoạt động của bộ máy hành chính. Những năm gần đây tỉnh ta đã thực hiện thành công nhiều buổi giao lưu trực tuyến với Chính phủ thông qua sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Đây là cách điều hành mới của Chính phủ, hạn chế việc hội họp tập trung, mất nhiều thời gian, tốn kém tiền của.
Một số lãnh đạo sở, ngành có hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tương đối mạnh đã khẳng định: Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho thông tin từ người điều hành đến trực tiếp tất cả cán bộ trong cơ quan, mệnh lệnh đưa ra là thống nhất, nhanh chóng do không phải qua khâu truyền đạt lại. Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp cho người điều hành dễ dàng theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ cấp dưới nên biết được công việc đang bị ách tắc chỗ nào mà có hướng chỉ đạo tháo gỡ. Tiện ích dễ nhận thấy nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hành chính có thể giúp cán bộ, công chức thống kê, tổng hợp các số liệu bất cứ lúc nào cần; giảm giấy tờ hành chính, tiết kiệm cho ngân sách một khoản tiền không nhỏ.
Trong đợt giám sát hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định 130/NĐ-CP tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh của HĐND tỉnh vừa qua, nhiều cơ quan đã báo cáo trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 đã tiết kiệm chi hành chính từ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.
Tuy thế nhiều cán bộ, công chức còn lúng túng trong thực hành ứng dụng; một số thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa xem trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin; việc đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập và không đồng bộ giữa giữa thiết bị - nhân lực - phần mềm và nội dung thông tin; hệ thống mạng nhiều cơ quan, đơn vị chưa được hoàn chỉnh...
THANH NHỊ