(Báo Quảng Ngãi)- Về Trà Bồng trong mùa thu tháng tám, nghe râm ran câu chuyện của những tháng ngày lịch sử oai hùng. Về đây, du khách còn được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, thưởng thức nghệ thuật đặc sắc và những món ẩm thực riêng có của đồng bào Cor...
Đến với Trà Bồng vào những ngày này, du khách hãy tham quan Bảo tàng Khởi nghĩa Trà Bồng. Tại đây có nhiều tư liệu, hiện vật gợi nhớ 60 năm trước, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Ngãi đồng bào các dân tộc cùng các đơn vị lực lượng vũ trang tiến hành cuộc Khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi, đánh đuổi quân xâm lược.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Đến với Trà Bồng vào những ngày này, du khách hãy tham quan Bảo tàng Khởi nghĩa Trà Bồng. Tại đây có nhiều tư liệu, hiện vật gợi nhớ 60 năm trước, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Ngãi đồng bào các dân tộc cùng các đơn vị lực lượng vũ trang tiến hành cuộc Khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi, đánh đuổi quân xâm lược.
|
Điện Trường Bà, điểm đến đầy cuốn hút khi du khách ghé thăm Trà Bồng.
|
Giờ đây, trên địa bàn huyện Trà Bồng và Tây Trà có nhiều di tích gắn với cuộc khởi nghĩa oai hùng năm xưa. Ngược đường lên non cao, du khách sẽ đến di tích Eo Chim, xã Trà Lãnh (Tây Trà). Từ trên dốc Eo Chim phóng tầm mắt ra xa là nhìn thấy cả một vùng núi non trùng điệp. Trong tiết trời thu tháng tám, những bản làng bên rừng quế càng như đẹp hơn.
Quả thật, vùng cao Trà Bồng hấp dẫn du khách với những rừng quế xanh bạt ngàn. Cây quế Trà Bồng là nguồn hương liệu, dược liệu quý đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) công nhận là thương hiệu. Từ cây quế, những người thợ thủ công đã chế biến những sản phẩm như bình, ly quế, lọ đựng tăm, lược, móc khóa; tinh dầu quế... Du khách hãy ghé mua cho mình vài sản phẩm để làm quà cho chuyến đi.
Trong quần thể di tích cuộc Khởi nghĩa Trà Bồng còn có các di tích Gò Rô, Nước Xoay, đồn làng An Ngãi... Ngoài những dấu tích lịch sử, đồng bào dân tộc Cor nơi đây hiện vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Cảnh đẹp không thể bỏ qua là những ngôi nhà sàn của đồng bào Cor bên sườn núi.
Trong quần thể di tích cuộc Khởi nghĩa Trà Bồng còn có các di tích Gò Rô, Nước Xoay, đồn làng An Ngãi... Ngoài những dấu tích lịch sử, đồng bào dân tộc Cor nơi đây hiện vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Cảnh đẹp không thể bỏ qua là những ngôi nhà sàn của đồng bào Cor bên sườn núi.
Những ngày này, đồng bào Cor đang tập đấu chiêng, múa cà đáo để tham gia biểu diễn trong dịp kỷ niệm 60 năm ngày khởi nghĩa. Tiếng chiêng vang vọng nơi xóm làng bao giờ cũng có sức hấp dẫn người xem và điệu múa cà đáo uyển chuyển của cô thôn nữ người Cor càng có sức lôi cuốn.
Một điều rất đỗi thú vị là Trà Bồng có địa hình dốc tạo nên nhiều ghềnh thác ở các dòng sông, con suối làm mê hoặc lòng người. Về đây trong thời điểm đất trời chuyển sang thu, núi đồi Trà Bồng đã chuyển mình thêm xanh, những con suối cạn trở mình sau những cơn mưa rừng với dòng nước trong vắt.
Một điều rất đỗi thú vị là Trà Bồng có địa hình dốc tạo nên nhiều ghềnh thác ở các dòng sông, con suối làm mê hoặc lòng người. Về đây trong thời điểm đất trời chuyển sang thu, núi đồi Trà Bồng đã chuyển mình thêm xanh, những con suối cạn trở mình sau những cơn mưa rừng với dòng nước trong vắt.
Du khách ưa khám phá hãy ngược đường về núi Cà Đam (Trà Bùi) - nơi mà khi xưa Tuần phủ Nguyễn Cư Trinh chọn là một trong mười cảnh đẹp của xứ Quảng. Cảnh vật hoang sơ, hệ động thực vật khá phong phú, Cà Đam hiện đã được tỉnh chọn làm điểm để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Cùng với thắng cảnh Cà Đam, suối khoáng nóng Thạch Bích (Trà Bình), suối Cà Đú (Trà Thủy) cũng khá hấp dẫn.
Đến với Trà Bồng, du khách đừng quên đến thăm Di tích Quốc gia điện Trường Bà - nơi thờ bà Thiên Y A Na, Trấn Quốc Công Bùi Tá Hán, Trấn Quốc Công Mai Đình Dõng và các vị tiền hiền, cùng Bạch Hổ sơn quân. Qua việc thờ phụng, những nghi lễ, phẩm vật ở đây cho thấy có sự giao thoa tín ngưỡng đặc sắc giữa các tộc người Cor, Kinh, Hoa và Chăm.
Đến với Trà Bồng, du khách đừng quên đến thăm Di tích Quốc gia điện Trường Bà - nơi thờ bà Thiên Y A Na, Trấn Quốc Công Bùi Tá Hán, Trấn Quốc Công Mai Đình Dõng và các vị tiền hiền, cùng Bạch Hổ sơn quân. Qua việc thờ phụng, những nghi lễ, phẩm vật ở đây cho thấy có sự giao thoa tín ngưỡng đặc sắc giữa các tộc người Cor, Kinh, Hoa và Chăm.
Trò chuyện với chúng tôi, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng Nguyễn Xuân Bắc cho hay: Trên cơ sở tiềm năng du lịch tâm linh, lịch sử, sinh thái, Trà Bồng đã xây dựng đề án phát triển du lịch đến năm 2020.
Trong những năm qua, huyện đã tranh thủ nhiều nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng kết nối phát triển các loại hình du lịch. Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành các tour du lịch về nguồn, tâm linh và sinh thái. Huyện cũng đang đẩy mạnh các phần việc để kết nối với tuyến du lịch Công viên địa chất Lý Sơn- Sa Huỳnh, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bài, ảnh: MAI HẠ