TIN LIÊN QUAN |
---|
Giám đốc Sở Nội vụ Đoàn Dụng. |
Ông ĐOÀN DỤNG: Thực trạng các trường phải ký hợp đồng với giáo viên để hoàn thành nhiệm vụ năm học vì thiếu biên chế là thực trạng chung trong toàn quốc không riêng gì ở tỉnh Quảng Ngãi, vì đây là ngành đặc thù.
Tại Quảng Ngãi, hằng năm, số giáo viên xê dịch khoảng từ 700 - 800 người do nghỉ hưu theo chế độ, nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108, luân chuyển công tác ra ngoài tỉnh và một số nguyên nhân khác…
Do vậy ngành giáo dục phải hợp đồng để hoàn thành nhiệm vụ năm học là bắt buộc, dù chủ trương không có phép. Bởi lẽ, giáo viên dạy môn xã hội không thể dạy các môn tự nhiên và ngược lại.
Ở bậc TH, giáo viên dạy môn chung không thể dạy thay những môn năng khiếu. Vì vậy để bù vào số lượng giáo viên thiếu, trường phải hợp đồng, có nơi UBND huyện, thành phố hợp đồng để các trường hoàn thành nhiệm vụ chính trị của năm học.
Về phía đơn vị quản lý, Sở Nội vụ nhận thấy, việc các trường, UBND huyện, thành phố hợp đồng với giáo viên trong khi thiếu giáo viên so với biên chế được giao là không sai.
PV: Thưa ông! Vậy nguyên nhân do đâu Kho bạc Nhà nước không giải ngân lương cho giáo viên?
Tuy nhiên, có nơi thì tổ chức thi tuyển, có nơi không tổ chức thi tuyển, thậm chí có huyện muốn “ém” biên chế để hợp đồng không thi tuyển.
Toàn tỉnh vẫn còn thiếu 700 biên chế giáo viên ở các bậc học. |
Qua số liệu thống kê, kỳ thi tuyển giáo viên năm 2017, toàn tỉnh đã tuyển gần 1.600 giáo viên. Thế nhưng, ngay sau kỳ thi này, một số nơi lập tức báo cáo thiếu giáo viên cho năm học sau. Điều này là vô lý.
Theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25.10.2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thì các đơn vị sự nghiệp công lập được phép hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế được giao.
Tuy nhiên, đến tháng 10.2018, Nghị định 161 của Chính phủ về “Sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch, thăng hạng giáo viên và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập” ra đời.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 1.1.2019, không cho hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Tuân thủ theo Nghị định 161, tỉnh có văn bản chỉ đạo chấm dứt hợp đồng từ ngày 1.1.2019 dẫn đến tình trạng một số trường học để hoàn thành nhiệm vụ năm học phải tiếp tục hợp đồng với giáo viên, nhưng Kho bạc Nhà nước không giải ngân.
Sở Nội vụ đã nhận được văn bản kiến nghị của các huyện, thành phố gửi về. Mới đây, Sở Nội vụ đã tham mưu cho Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đồng ý kiến nghị lên Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, giải quyết để các trường hoàn thành nhiệm vụ năm học.
Nếu Ban Thường vụ Tỉnh ý cho chủ trương giải ngân, Sở Nội vụ sẽ thông báo đến các huyện, thành phố, các Kho bạc Nhà nước để giải ngân chi trả lương cho số lao động hợp đồng này.
Trong quý III/2019 sẽ tổ chức kỳ thi tuyển giáo viên năm 2019. |
PV: Thưa ông! Để giải quyết căn cơ tình trạng thiếu biên chế giáo viên dẫn đến hợp đồng giáo viên với số lượng lớn, Sở Nội vụ có tham mưu cho tỉnh sớm tổ chức thi tuyển giáo viên?
Khi bước vào năm học mới, không còn tình trạng hợp đồng với giáo viên vì thiếu biên chế. Tuy nhiên, đó là về mặt lý thuyết chứ thực tế, trong trường học sẽ có trường hợp hợp đồng giáo viên, vì trong năm học sẽ có giáo viên nghỉ hưu, nghỉ theo Nghị định 108, chuyển ra ngoài tỉnh.
Nếu không hợp đồng thì trường không thể hoàn thành nhiệm vụ năm học cũng không thể tổ chức thi tuyển giáo viên hằng năm vì rất công phu, tốn kém. Thông thường hai năm tổ chức một kỳ thi tuyển giáo viên.