(QNg)- Hiện vẫn có nhiều vụ tai nạn lao động thương tâm gây chết người, môi trường làm việc độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động… diễn ra, khiến cho vấn đề ATVSLĐ ngày càng "nóng". Các doanh nghiệp cần có những động thái tích cực, để bảo đảm an toàn cho người lao động...
Quan sát một số công trình xây dựng tại các khu vực xây dựng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, có thể nhận thấy nhiều công nhân, nhất là công nhân của các công trình xây dựng tư nhân không mặc quần áo bảo hiểm, mũ bảo hiểm lao động, bịt miệng tránh bụi và dây đai an toàn. Anh Lạc - một công nhân xây dựng cho biết: "Mình cũng biết là phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động để an toàn hơn, nhưng tùy từng bữa. Nếu thời tiết nắng gắt mà đội mũ bảo hiểm lao động lại rất nóng, nên mình đội mũ tai bèo cho mát.
Tình trạng công nhân làm việc ở độ cao nguy hiểm mà không có dụng cụ bảo vệ vẫn thường gặp ở các công trình xây dựng. |
Để "đối phó" với bụi bặm thì bọn mình "có gì che nấy thôi”. Còn dây đai an toàn thì hầu như công nhân những công trình tư nhân, như bọn mình không ai dùng đâu. Mình là dân lao động làm thuê cho chủ thầu tư nhân nên không đòi hỏi nhiều vấn đề an toàn, miễn có việc làm có tiền nuôi vợ con là tốt lắm rồi". Hầu như người lao động nào cũng có tư tưởng: Chỉ cần có việc làm, đối với vấn đề an toàn lao động họ không quan tâm đến. Nếu được hỏi thì cũng chỉ nhận được câu trả lời "Mỗi người tự ý thức lấy sự an toàn của mình thôi" và các nhà thầu tư nhân cũng lảng tránh các câu hỏi về ATVSLĐ và PCCN cho người lao động.
Tại các công trình có thể chứng kiến khá nhiều cảnh "dở khóc, dở cười" như chỉ với một sợi dây thừng buộc cố định một đầu phía trên, một đầu được buộc thắt nút với tấm ván, người lao động đã có thể lăn sơn từ độ cao trên hàng chục mét. Và chỉ quấn quanh mình sợi dây mỏng manh gọi là, buộc lấy sợi dây thừng cho thêm phần yên tâm…
Theo lời tâm sự của nhiều công nhân, khắp các khu vực xây dựng, hầu như ai cũng đã từng bị "tai nạn nghề nghiệp" một đến vài lần, nhẹ thì bị gạch rơi trúng người, nặng thì sập giàn giáo gãy chân gãy tay. Năm vừa qua, tại phường Lê Hồng Phong (Tp. Quảng Ngãi) đã xảy ra một vụ sập giàn giáo, trong khi có 10 công nhân đang đổ bê tông sàn nhà tầng hai của căn nhà, làm một người chết và năm người bị thương. Tuy nhiên những tai nạn trên hầu như công nhân tự chịu hậu quả và tự giải quyết, chứ không được hỗ trợ. Bởi cũng như hầu hết lao động xây dựng ở đây là những người làm theo thời vụ, lương trả theo ngày, chứ không được chủ sử dụng ký hợp đồng, không có bảo hiểm tai nạn.
Năm nào vấn đề ATVSLĐ và PCCN cũng được nhắc tới, nhưng cho đến những năm gần đây thì việc giảm thiểu tai nạn lao động, các bệnh về nghề nghiệp vẫn chưa thật sự bền vững; tình trạng "nói mà không đi đôi với làm" vẫn thường xuyên xảy ra tại nhiều công trường, đặc biệt là các công trình vừa và nhỏ. Thực tế mặc dù đã có những chuyển biến không nhỏ, song không thể không nhận thấy nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn lao động, tai nạn lao động gây chết người là do nhận thức và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ ở các chủ doanh nghiệp, người lao động còn kém.
Các doanh nghiệp thường cắt giảm các khoản chi phí, trong đó có việc giảm chi phí trang bị bảo hộ lao động cá nhân, các dụng cụ bảo hiểm cần thiết cho người lao động, khiến việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ không được đảm bảo và là nguyên nhân chính trong việc gây ra các vụ tai nạn lao động. Và người lao động thông thường làm theo thời vụ, không hiểu được các quy định về an toàn lao động.
Vấn đề ATVSLĐ đã được các cơ quan quản lý Nhà nước cùng nhiều doanh nghiệp trong tỉnh tích cực vào cuộc, Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ và PCCN lần thứ 13 đang được phát động. Tuy nhiên để có thể đạt được đúng như khẩu hiệu "An toàn vệ sinh lao động vì hạnh phúc gia đình và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp" thì không chỉ các doanh nghiệp, mà người lao động cần phải có một ý thức "thực hiện vấn đề này".
Theo lời tâm sự của nhiều công nhân, khắp các khu vực xây dựng, hầu như ai cũng đã từng bị "tai nạn nghề nghiệp" một đến vài lần, nhẹ thì bị gạch rơi trúng người, nặng thì sập giàn giáo gãy chân gãy tay. Năm vừa qua, tại phường Lê Hồng Phong (Tp. Quảng Ngãi) đã xảy ra một vụ sập giàn giáo, trong khi có 10 công nhân đang đổ bê tông sàn nhà tầng hai của căn nhà, làm một người chết và năm người bị thương. Tuy nhiên những tai nạn trên hầu như công nhân tự chịu hậu quả và tự giải quyết, chứ không được hỗ trợ. Bởi cũng như hầu hết lao động xây dựng ở đây là những người làm theo thời vụ, lương trả theo ngày, chứ không được chủ sử dụng ký hợp đồng, không có bảo hiểm tai nạn.
Năm nào vấn đề ATVSLĐ và PCCN cũng được nhắc tới, nhưng cho đến những năm gần đây thì việc giảm thiểu tai nạn lao động, các bệnh về nghề nghiệp vẫn chưa thật sự bền vững; tình trạng "nói mà không đi đôi với làm" vẫn thường xuyên xảy ra tại nhiều công trường, đặc biệt là các công trình vừa và nhỏ. Thực tế mặc dù đã có những chuyển biến không nhỏ, song không thể không nhận thấy nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn lao động, tai nạn lao động gây chết người là do nhận thức và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ ở các chủ doanh nghiệp, người lao động còn kém.
Các doanh nghiệp thường cắt giảm các khoản chi phí, trong đó có việc giảm chi phí trang bị bảo hộ lao động cá nhân, các dụng cụ bảo hiểm cần thiết cho người lao động, khiến việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ không được đảm bảo và là nguyên nhân chính trong việc gây ra các vụ tai nạn lao động. Và người lao động thông thường làm theo thời vụ, không hiểu được các quy định về an toàn lao động.
Vấn đề ATVSLĐ đã được các cơ quan quản lý Nhà nước cùng nhiều doanh nghiệp trong tỉnh tích cực vào cuộc, Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ và PCCN lần thứ 13 đang được phát động. Tuy nhiên để có thể đạt được đúng như khẩu hiệu "An toàn vệ sinh lao động vì hạnh phúc gia đình và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp" thì không chỉ các doanh nghiệp, mà người lao động cần phải có một ý thức "thực hiện vấn đề này".
Bài, ảnh: Xuân Hiếu