(Báo Quảng Ngãi)- Những năm gần đây, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở tỉnh ta luôn ổn định; công tác quốc phòng, quân sự địa phương (QP, QSĐP) luôn được giữ vững và phát triển... Kết quả đó có đóng góp không nhỏ của các già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong tỉnh.
Toàn tỉnh hiện có hơn 1.000 già làng, trưởng thôn, người có uy tín ở các huyện miền núi trong tỉnh. Thực tiễn đã chứng minh, già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số có vị trí, tầm ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng. Họ là trung tâm đoàn kết, cầu nối giữa Đảng với nhân dân, biết kết hợp hài hòa giữa luật tục và pháp luật, xây dựng các quy ước, hương ước trong từng dòng tộc, họ tộc và cộng đồng dân cư. Hơn nữa, họ đóng vai trò quan trọng trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương thông qua việc giải thích, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, không nghe lời kẻ xấu xúi giục...
Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp gỡ các già làng, trưởng thôn, người có uy tín. |
Nhờ vai trò của họ mà các phong trào: “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Giữ gìn an ninh trật tự ở KDC”, “Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân”... đi vào cuộc sống và có sức lan tỏa lớn. Qua đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở, hạn chế thấp nhất các vụ việc khiếu kiện, tranh chấp đất đai, truyền đạo trái pháp luật, nghi kỵ đồ độc... ở các xã miền núi.
Để phát huy tốt hơn nữa vai trò của các già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong thực hiện nhiệm vụ QP, QSĐP, Bộ CHQS tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch ký kết chương trình phối hợp với Hội Người cao tuổi tỉnh nhằm phát huy cao độ vai trò, uy tín của người cao tuổi, các già làng, trưởng thôn. Cơ quan quân sự các cấp đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, tổ chức chính trị- xã hội, các lực lượng trên địa bàn khảo sát, quản lý chắc về số lượng, chất lượng già làng, trưởng thôn, người có uy tín; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, góp phần giúp họ nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của địa phương.
Hằng năm, cơ quan quân sự các cấp đã tham mưu cho Hội đồng giáo dục QP-AN tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho già làng, trưởng thôn, người có uy tín và chức sắc, chức việc các tôn giáo. Nội dung bồi dưỡng chủ yếu về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội gắn với củng cố QP- AN; quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước; âm mưu, thủ đoạn lợi dụng dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch; các bộ luật, pháp lệnh của Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ QP-AN. Nhờ đó đã phát huy tốt vai trò của họ trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, củng cố QP-AN, xây dựng “thế trận lòng dân” ở cơ sở.
Cùng với công tác tuyên truyền về nhiệm vụ QP, QSĐP, già làng, trưởng thôn, người có uy tín đã tích cực tham gia vận động đồng bào các dân tộc chăm lo phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa, thôn làng văn hóa, thực hiện các cuộc vận động ở cơ sở; bảo vệ trật tự an ninh thôn làng; thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên, bảo vệ công trình quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.
Có thể nói, vai trò của già làng, trưởng thôn, người có uy tín trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả hết sức to lớn, góp phần đắc lực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để tiếp tục phát huy vai trò của già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục tuyên truyền, cổ vũ, khuyến khích, động viên khen thưởng kịp thời... để họ thực sự là cầu nối vững chắc giữa ý Đảng - lòng dân.
Để phát huy tốt hơn nữa vai trò của các già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong thực hiện nhiệm vụ QP, QSĐP, Bộ CHQS tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch ký kết chương trình phối hợp với Hội Người cao tuổi tỉnh nhằm phát huy cao độ vai trò, uy tín của người cao tuổi, các già làng, trưởng thôn. Cơ quan quân sự các cấp đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, tổ chức chính trị- xã hội, các lực lượng trên địa bàn khảo sát, quản lý chắc về số lượng, chất lượng già làng, trưởng thôn, người có uy tín; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, góp phần giúp họ nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của địa phương.
Hằng năm, cơ quan quân sự các cấp đã tham mưu cho Hội đồng giáo dục QP-AN tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho già làng, trưởng thôn, người có uy tín và chức sắc, chức việc các tôn giáo. Nội dung bồi dưỡng chủ yếu về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội gắn với củng cố QP- AN; quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước; âm mưu, thủ đoạn lợi dụng dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch; các bộ luật, pháp lệnh của Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ QP-AN. Nhờ đó đã phát huy tốt vai trò của họ trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, củng cố QP-AN, xây dựng “thế trận lòng dân” ở cơ sở.
Cùng với công tác tuyên truyền về nhiệm vụ QP, QSĐP, già làng, trưởng thôn, người có uy tín đã tích cực tham gia vận động đồng bào các dân tộc chăm lo phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa, thôn làng văn hóa, thực hiện các cuộc vận động ở cơ sở; bảo vệ trật tự an ninh thôn làng; thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên, bảo vệ công trình quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.
Có thể nói, vai trò của già làng, trưởng thôn, người có uy tín trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả hết sức to lớn, góp phần đắc lực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để tiếp tục phát huy vai trò của già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục tuyên truyền, cổ vũ, khuyến khích, động viên khen thưởng kịp thời... để họ thực sự là cầu nối vững chắc giữa ý Đảng - lòng dân.
Bài, ảnh: Trần Xi Noa