(Báo Quảng Ngãi)- Việc cấp phép ồ ạt các mỏ đất, mỏ cát cho doanh nghiệp (DN) khai thác để làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp đã khiến nguồn khoáng sản này đang dần cạn kiệt. Những lòng sông, con suối ngày càng sâu thêm và những ngọn đồi cũng đang dần biến mất, để lại nhiều nỗi lo về môi trường và sự phát triển bền vững của tỉnh.
Ồ ạt khai thác cát
Hiện nay, 12 mỏ cát có giấy phép còn hiệu lực đã ồ ạt ra quân khai thác. Trong đó, trên sông Trà khúc có 10 mỏ, gồm địa bàn xã: Nghĩa Lâm có 2 mỏ; Nghĩa Thuận có 2 mỏ; Tịnh Hà có 1 mỏ và 5 mỏ thuộc địa phận TP.Quảng Ngãi. Trên sông Vệ có 2 mỏ. Trong số này chỉ có 6 mỏ là cấp phép khai thác theo hình thức DN đấu giá; còn lại 4 mỏ tỉnh cấp cho DN theo chỉ định để phục vụ công trình, dự án ngân sách và 1 mỏ cấp cho DN thực hiện dự án tư nhân.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Ồ ạt khai thác cát
Hiện nay, 12 mỏ cát có giấy phép còn hiệu lực đã ồ ạt ra quân khai thác. Trong đó, trên sông Trà khúc có 10 mỏ, gồm địa bàn xã: Nghĩa Lâm có 2 mỏ; Nghĩa Thuận có 2 mỏ; Tịnh Hà có 1 mỏ và 5 mỏ thuộc địa phận TP.Quảng Ngãi. Trên sông Vệ có 2 mỏ. Trong số này chỉ có 6 mỏ là cấp phép khai thác theo hình thức DN đấu giá; còn lại 4 mỏ tỉnh cấp cho DN theo chỉ định để phục vụ công trình, dự án ngân sách và 1 mỏ cấp cho DN thực hiện dự án tư nhân.
|
Khai thác cát trên sông Trà Khúc.
|
Đây là những điểm khai thác cát được thực hiện theo quy định. Ngoài ra, vẫn còn một số điểm khai thác cát trái phép trên sông Trà và sông Vệ. Việc cấp phép khai thác tăng mạnh trong khoảng thời gian ngắn đã khiến cát trên sông Trà, sông Vệ cạn kiệt đến mức báo động.
Theo Trưởng phòng Khoáng sản (Sở TN&MT) Phan Mùa: "Nước sông Trà cạn kiệt, lũ thượng nguồn không về, dẫn đến cát không về sông như mọi năm. Hơn nữa, việc khai thác cát, sỏi trái phép vẫn chưa được chính quyền có giải pháp ngăn chặn hiệu quả".
Những ngọn đồi bị san phẳng
Hiện tại, một số ngọn đồi thuộc các xã Tịnh Ấn Tây, Tịnh Ấn Đông, Tịnh Châu (TP.Quảng Ngãi); Tịnh Thọ, Tịnh Hà (Sơn Tịnh); Bình Tân, Bình Phú, Bình Thanh Đông, Bình Long (Bình Sơn)... đã và đang bị san phẳng. Nguyên nhân là do các mỏ đất được tỉnh cấp phép quá nhiều ngay tại vị trí các ngọn đồi.
Lượng đất này đưa về san lấp, xây dựng các công trình, khu dân cư thương mại, khu đô thị theo các hợp đồng mà chủ mỏ đã ký kết với các đối tác như: VSIP Quảng Ngãi, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và hơn 70 khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh.
Sau khi cấp phép, việc quản lý khai thác hầu như bị buông lỏng. Phần lớn các mỏ đất, mỏ cát đều không chấp hành nghiêm theo giấy phép được cấp; khai thác vượt thời hạn, trữ lượng, mốc giới trong giấy phép. Trong năm 2018, tỉnh đã thu hồi một số giấy phép do DN khai thác vượt trữ lượng.
Theo chỉ đạo của tỉnh, từ nay trở đi Quảng Ngãi sẽ không cấp phép khai thác cát, đất đồi theo phương thức chỉ định, trừ vùng miền núi, còn lại đều phải tổ chức đấu giá và tăng cường công tác quản lý, giám sát của cơ quan chức năng trong quá trình khai thác của DN.
Sau khi cấp phép, việc quản lý khai thác hầu như bị buông lỏng. Phần lớn các mỏ đất, mỏ cát đều không chấp hành nghiêm theo giấy phép được cấp; khai thác vượt thời hạn, trữ lượng, mốc giới trong giấy phép. Trong năm 2018, tỉnh đã thu hồi một số giấy phép do DN khai thác vượt trữ lượng.
Theo chỉ đạo của tỉnh, từ nay trở đi Quảng Ngãi sẽ không cấp phép khai thác cát, đất đồi theo phương thức chỉ định, trừ vùng miền núi, còn lại đều phải tổ chức đấu giá và tăng cường công tác quản lý, giám sát của cơ quan chức năng trong quá trình khai thác của DN.
Cần thay đổi tư duy sử dụng tài nguyên
"Thời gian qua, Sở TN&MT không có tham mưu vật liệu xây dựng khác thay thế cho cát, đất để tỉnh xem xét, quyết định. Lượng cát về sông, suối ngày càng ít, đất đồi không gia tăng được, nên tình trạng cạn kiệt cát, đất đồi diễn ra rất nhanh. Tỉnh phải có kế hoạch sử dụng đất bồi ven sông làm vật liệu san lấp thay thế cho đất đồi. Các tỉnh, thành phố khác họ còn đang đắp những quả đồi nhân tạo để cải tạo cảnh quan, môi trường, thì ta có đồi sẵn lại đem bạt đi để lấy đất san lấp là nghịch lý, gây hệ lụy không tốt cho tương lai"
|
Bài, ảnh: THANH NHỊ