(Báo Quảng Ngãi)- Mặc dù từ tháng 12.2017 đến nay, không có tàu vi phạm vùng biển nước ngoài trong khai thác thủy sản, nhưng việc thực hiện 4 nhóm khuyến nghị về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) mà Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra vào tháng 5.2018 trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đạt kết quả khả quan.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Hạ tầng chưa đáp ứng
Toàn tỉnh có 5 cảng cá, vũng neo đậu tàu thuyền, nhưng trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát nghề cá còn thiếu. Thậm chí, tại cảng cá Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), Ban quản lý cảng cá không có văn phòng làm việc, phải mượn phòng làm việc của Nhà máy Chế biến thức ăn gia súc Thanh Hoa.
Tuy nhiên, “văn phòng tạm” này nằm tách biệt với cảng, nên nhiều ngư dân không biết, đành “bỏ qua” các thủ tục trước khi cho tàu cập bến. Trong khi đó, theo quy định của EC, trước khi tàu cập cảng 1 giờ, thuyền trưởng, hoặc chủ tàu phải thông báo với Ban quản lý cảng cá để bố trí khu vực và thực hiện một số thủ tục liên quan.
|
Việc chưa có Văn phòng kiểm soát nghề cá tại các cảng cá ở huyện là một trong những nguyên nhân khiến việc kiểm soát nghề cá chưa đạt theo khuyến nghị của EC. Trong ảnh: Tàu neo đậu tại cảng Mỹ Á.
|
Ngoài ra, các cảng cá chưa được đầu tư đồng bộ, nên tàu thuyền ít cập vào “cảng chính”, mà thường vào các bến tự phát. Vì vậy, dù Văn phòng kiểm soát nghề cá đặt tại cảng Tịnh Kỳ và Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi), nhưng hầu hết tàu cá lại về cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu (Bình Sơn), hoặc các bến tự phát để bán cá, nạp nhiên liệu. Vì vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh hiện chưa đạt yêu cầu theo khuyến nghị của EC.
“Thực hiện và đáp ứng nhóm tiêu chí về hạ tầng nghề cá theo khuyến nghị của EC là rất khó. Vì cảng cá trên địa bàn tỉnh phân tán, hạ tầng vừa thiếu vừa yếu, nên cần rất nhiều thời gian và nguồn lực để đầu tư, nâng cấp”, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phùng Đình Toàn cho biết.
Khung pháp lý chưa hoàn thiện
Hiện nay, một số ngư dân vẫn chưa nâng cao ý thức trong việc thực hiện các nhóm khuyến nghị của EC. Đơn giản nhất là việc ghi nhật ký khai thác. Theo khuyến nghị của EC, ngư dân phải ghi nhật ký trong suốt hành trình khai thác trên biển. Tuy nhiên, không ít ngư dân trong tỉnh lại thực hiện việc này sau khi tàu về bờ. Điều này làm cho "hành trình trên giấy” không khớp với thực tế.
Để chấn chỉnh tình trạng này, Chi cục Thủy sản yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng phải ghi nhật ký khai thác trên biển, không được ghi sau khi cập bờ; đồng thời nghiêm cấm cán bộ in các “vết” hành trình để cung cấp cho ngư dân khi làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ nhiên liệu theo Quyết định 48.
Khung pháp lý chưa hoàn thiện
Hiện nay, một số ngư dân vẫn chưa nâng cao ý thức trong việc thực hiện các nhóm khuyến nghị của EC. Đơn giản nhất là việc ghi nhật ký khai thác. Theo khuyến nghị của EC, ngư dân phải ghi nhật ký trong suốt hành trình khai thác trên biển. Tuy nhiên, không ít ngư dân trong tỉnh lại thực hiện việc này sau khi tàu về bờ. Điều này làm cho "hành trình trên giấy” không khớp với thực tế.
Để chấn chỉnh tình trạng này, Chi cục Thủy sản yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng phải ghi nhật ký khai thác trên biển, không được ghi sau khi cập bờ; đồng thời nghiêm cấm cán bộ in các “vết” hành trình để cung cấp cho ngư dân khi làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ nhiên liệu theo Quyết định 48.
Bên cạnh đó, nếu phát hiện các thông tin thực tế không khớp với “vết” hành trình trên hệ thống vệ tinh, Chi cục Thủy sản sẽ trả hồ sơ, không xem xét hỗ trợ theo Quyết định 48. Tuy nhiên, việc này cũng chỉ áp dụng đối với gần 1.500 tàu được thụ hưởng Quyết định 48, còn trên 2.000 tàu khai thác hải sản xa bờ nằm ngoài Quyết định 48, thì lực lượng chức năng không có cơ sở để kiểm soát.
Bên cạnh đó, khung pháp lý hiện nay chưa hoàn thiện, nên các địa phương cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Theo yêu cầu của EC và cũng là nội dung Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 1.1.2019 thì, tàu từ 15m trở lên phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình mới được cấp phép xuất bến. Tuy nhiên, đến nay Chính phủ vẫn chưa ban hành nghị định, Bộ NN&PTNT cũng chưa ban hành thông tư hướng dẫn, nên chưa có cơ sở để thực hiện.
Bên cạnh đó, khung pháp lý hiện nay chưa hoàn thiện, nên các địa phương cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Theo yêu cầu của EC và cũng là nội dung Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 1.1.2019 thì, tàu từ 15m trở lên phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình mới được cấp phép xuất bến. Tuy nhiên, đến nay Chính phủ vẫn chưa ban hành nghị định, Bộ NN&PTNT cũng chưa ban hành thông tư hướng dẫn, nên chưa có cơ sở để thực hiện.
Bài, ảnh: MỸ HOA