(QNĐT) - Chiếc ghe bé nhỏ tựa như chiếc lá giữa muôn trùng sóng nước, cuộc sống của những ngư dân hành nghề câu luôn phải đối mặt với bao hiểm nguy. Nhưng họ vẫn bất chấp tất cả vì cuộc sống của bản thân và gia đình cùng với tình cảm gắn bó với biển mà không ai có thể tách rời.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Những người ngủ biển
Cứ tầm 7 – 8 giờ tối thì hầu hết những người đàn ông trung niên ở thôn Nam Phước, xã Phổ Vinh, huyện Đức Phổ lại ôm chiếu, mền ra ngủ trên bãi biển. Bởi vì, 1 giờ sáng hôm sau là họ phải thức dậy để đi câu mà nếu ngủ tại nhà thì có thể họ sẽ lỡ chuyến biển.
Ngư dân Võ Tấn Đạt, người đã có gần 40 năm gắn bó với nghề câu cho biết: Bắt đầu từ lúc 1 giờ sáng, ông cùng những ngư dân khác dong ghe ra khơi với mỗi ghe từ 2 -3 người. Đến khu vực cách đất liền khoảng từ 17 – 22 hải lý thì cũng là lúc trời bắt đầu hửng sáng, mọi người liền dừng ghe và buông câu khi các lưỡi câu đã được móc mồi từ chiều hôm trước.
Sau đó, họ vội vàng dỡ gói cơm nguội ra ăn lót dạ, tiếp đến là thăm câu và đập đá để ướp lạnh hải sản thu được. Công việc cứ tuần tự tiếp diễn cho đến khoảng 2 giờ chiều thì họ lại thu dọn dụng cụ và nổ máy trở về.
Tranh thủ khoản thời gian này, họ lấy xoong nồi ra để kho cá và dùng bữa trưa cùng với phần cơm nguội còn lại của ban sáng. Và đến khoảng 5 giờ chiều thì ghe cập bến.
Đón họ trở về là những người vợ, người mẹ và nhiều người dân ra bến để phụ giúp chuyển hải sản vào bờ và đưa dụng cụ, nguyên vật liệu chuẩn bị cho chuyến ra khơi ngày hôm sau. Sản phẩm thu được chủ yếu là cá đổng, cá nhiễu và cá ong.
Sau hơn một ngày lênh đênh trên biển, trung bình mỗi ghe thu được từ 40 - 80kg cá. Số cá trên được tư thương thu mua rồi chuyển đi các chợ trong huyện hay đến thành phố Quảng Ngãi, thậm chí có khi chuyển vào tận thành phố Hồ Chí Minh.
Công việc khá vất vả nhưng thu nhập của họ cũng chẳng đáng là bao. Nếu những hôm trúng cá thì mỗi ngư dân kiếm được từ 150 - 300 ngàn đồng. Nhưng thời gian gần đây, số lượng cá thu được sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân là do có nhiều ngư dân dùng thuốc nổ khai thác hải sản ở gần bờ. Nhiều hôm mỗi ghe chỉ câu được khoảng 20kg cá các loại, không đủ chi phí cho chuyến đi.
Để gắn bó với biển, nhiều ngư dân ở đây đã phải đầu tư hơn 20 triệu đồng sắm ghe gắn máy với công suất từ 12 - 20 CV và một số ngư cụ khác. Bên cạnh đó, hằng ngày, họ còn phải bỏ ra khoảng 500 ngàn đồng để mua nguyên vật liệu cho mỗi lần ra khơi.
Bập bềnh trên từng con sóng
Theo lời của ngư dân Huỳnh Ngô, thì mùa câu được bắt đầu từ cuối tháng 11 âm lịch năm trước đến cuối tháng 7 âm lịch năm sau. Đây là thời điểm biển lặng, thuận lợi cho việc hành nghề. Tuy vậy, cũng có nhiều khi biển nổi sóng gió dữ dội như muốn nhấn chìm cả ghe và người xuống đáy đại dương. Lúc bấy giờ, chiếc ghe chỉ tựa như chiếc lá trôi giữa dòng nước.
Trong suốt 24 năm gắn bó với nghề, đã nhiều lần anh Ngô phải đối diện với hiểm nguy mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc. Có lần, anh cùng với 3 ngư dân khác đang buông câu thì trời nổi giông rồi biển dậy sóng như muốn nuốt chửng cả chiếc ghe cùng với 4 ngư dân. Lần khác, gặp phải sóng lớn khi vào đến bờ thì một người bạn đi cùng bị rơi khỏi ghe và bị chiếc ghe đè lên phần đầu. Hậu quả là người này đã chết trên đường đưa đi cấp cứu. Gia đình anh tự nguyện lo chi phí mai táng và vẫn chia phần lãi sau mỗi chuyến đi đối với thân nhân người đã khuất cho đến cuối vụ.
Không chỉ riêng trường hợp của anh Ngô mà còn có nhiều ngư dân khác cũng bị những thiệt hại đáng kể. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay đã có 2 chiếc ghe câu ở đây bị tai nạn. Đó là trường hợp ghe của anh Lê Bình và anh Huỳnh Tân bị sóng lớn đánh chìm khi đang trên đường chạy vào bờ nhưng may mắn là cả 5 ngư dân đều được những phương tiện hoạt động ở gần đó cứu thoát.
Nghĩa tình dân biển
Không ai biết rằng nghề câu ở đây có từ bao giờ, nhưng theo lời những người lớn tuổi thì nghề này đã có từ lâu lắm rồi. Từ bao đời nay, cuộc sống của những người dân ở đây chủ yếu là phụ thuộc vào cái nghề lênh đênh sóng nước này. Và hiện tại ở đây có hơn 40 ngư dân hành nghề trên 19 chiếc ghe có công suất từ 12 – 20 CV.
Biển đã cho họ con cá, con mực để nuôi sống bản thân và gia đình, nhưng biển cũng cướp đi sinh mạng và tài sản của bao người trong cơn giận dữ. Và để tồn tại trước sự khắc nghiệt ấy, họ đã biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
Trong những lúc nguy nan, họ sẵn sàng giúp nhau vượt qua sóng to gió lớn như trường hợp 5 ngư dân trên ghe của anh Lê Bình và anh Huỳnh Tân đã được các phương tiện hành nghề gần đó chạy đến cứu thoát khỏi bàn tay của thủy thần.
Vào đến bờ, họ lại chia nhau những con cá, con mực vừa đánh bắt được. Ông Phan Thắng (79 tuổi) là người đã có hơn 50 năm gắn bó với nghề câu ở vùng biển này cho biết: Hiện tại thì ông đã giải nghệ hơn 2 năm, nhưng cứ đến tầm từ 4-5 giờ chiều là ông lại ra bãi biển để đón những chiếc ghe trở về. Có như vậy thì nỗi nhớ biển của ông mới nguôi ngoai được phần nào. Ông lại xắn tay phụ giúp chuyển cá vào bờ và mọi người cũng không quên chia phần cho ông những con cá tươi ngon nhất.
Ông Võ Xướng (72 tuổi) cũng đã có gần 50 năm gắn bó với nghề. Hiện tại thì ông không còn đủ sức để lênh đênh trên sóng nước. Nhưng cứ mỗi chiều, ông lại phải ra bến để được hít thở cái hương vị mặn mà cho vơi đi nỗi nhớ biển của mình.
Không chỉ riêng ông Thắng và ông Xướng mà ở đây còn có nhiều trường hợp tương tự như thế. Thuở trước, họ hành nghề trên những chiếc ghe câu chèo bằng tay thay vì gắn máy như hiện nay. Và mặc dù không còn sức để ra khơi, nhưng mỗi khi thấy bóng dáng của những chiếc ghe trở về thì trong lòng họ lại rộn lên cảm giác lâng lâng khó tả.
Ước mơ bám biển, vươn khơi
Nỗi khó khăn, vất vả không chỉ đến với những ngư dân lênh đênh trên biển mà còn đối với cả những người thân của họ ở đất liền. Để có được những chuyến ra khơi, vợ con của họ phải lo tìm mua nguyên liệu cùng với cá nục hoặc cá cơm để chế biến mồi câu. Sau đó, họ phải chuẩn bị tất cả các thứ cần thiết rồi chuyển ra bến để sẵn sàng cho chuyến biển của ngày hôm sau. Có nhiều khi đã chuẩn bị hoàn tất thì biển lại nổi sóng gió đến vài ba bữa mới ngừng, mồi câu bị hỏng phải làm lại từ đầu.
Để sống được với nghề, trong những tháng còn lại của năm, hầu hết ngư dân ở đây phải đi bạn cho các chủ tàu đánh cá ở các tỉnh phía Nam. Và rồi cứ đến mùa vụ thì họ lại trở về với chiếc ghe câu của mình. Với họ thì đây là một phần không thể tách rời trong cuộc sống. Bởi vì, cái nghề này đã nuôi sống và gắn bó với người dân ở đây từ bao đời nay.
Họ chỉ mong muốn là biển sẽ cho họ thật nhiều cá để cuộc sống được cải thiện hơn, có điều kiện để đóng những chiếc ghe lớn vươn ra khơi xa với những chuyến trở về đầy cá trong niềm hân hoan của mọi người.
Sau đó, họ vội vàng dỡ gói cơm nguội ra ăn lót dạ, tiếp đến là thăm câu và đập đá để ướp lạnh hải sản thu được. Công việc cứ tuần tự tiếp diễn cho đến khoảng 2 giờ chiều thì họ lại thu dọn dụng cụ và nổ máy trở về.
Chuẩn bị cho chuyến biển ngày hôm sau. |
Tranh thủ khoản thời gian này, họ lấy xoong nồi ra để kho cá và dùng bữa trưa cùng với phần cơm nguội còn lại của ban sáng. Và đến khoảng 5 giờ chiều thì ghe cập bến.
Đón họ trở về là những người vợ, người mẹ và nhiều người dân ra bến để phụ giúp chuyển hải sản vào bờ và đưa dụng cụ, nguyên vật liệu chuẩn bị cho chuyến ra khơi ngày hôm sau. Sản phẩm thu được chủ yếu là cá đổng, cá nhiễu và cá ong.
Sau hơn một ngày lênh đênh trên biển, trung bình mỗi ghe thu được từ 40 - 80kg cá. Số cá trên được tư thương thu mua rồi chuyển đi các chợ trong huyện hay đến thành phố Quảng Ngãi, thậm chí có khi chuyển vào tận thành phố Hồ Chí Minh.
Công việc khá vất vả nhưng thu nhập của họ cũng chẳng đáng là bao. Nếu những hôm trúng cá thì mỗi ngư dân kiếm được từ 150 - 300 ngàn đồng. Nhưng thời gian gần đây, số lượng cá thu được sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân là do có nhiều ngư dân dùng thuốc nổ khai thác hải sản ở gần bờ. Nhiều hôm mỗi ghe chỉ câu được khoảng 20kg cá các loại, không đủ chi phí cho chuyến đi.
Để gắn bó với biển, nhiều ngư dân ở đây đã phải đầu tư hơn 20 triệu đồng sắm ghe gắn máy với công suất từ 12 - 20 CV và một số ngư cụ khác. Bên cạnh đó, hằng ngày, họ còn phải bỏ ra khoảng 500 ngàn đồng để mua nguyên vật liệu cho mỗi lần ra khơi.
Bập bềnh trên từng con sóng
Theo lời của ngư dân Huỳnh Ngô, thì mùa câu được bắt đầu từ cuối tháng 11 âm lịch năm trước đến cuối tháng 7 âm lịch năm sau. Đây là thời điểm biển lặng, thuận lợi cho việc hành nghề. Tuy vậy, cũng có nhiều khi biển nổi sóng gió dữ dội như muốn nhấn chìm cả ghe và người xuống đáy đại dương. Lúc bấy giờ, chiếc ghe chỉ tựa như chiếc lá trôi giữa dòng nước.
Chuẩn bị vào bến. |
Trong suốt 24 năm gắn bó với nghề, đã nhiều lần anh Ngô phải đối diện với hiểm nguy mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc. Có lần, anh cùng với 3 ngư dân khác đang buông câu thì trời nổi giông rồi biển dậy sóng như muốn nuốt chửng cả chiếc ghe cùng với 4 ngư dân. Lần khác, gặp phải sóng lớn khi vào đến bờ thì một người bạn đi cùng bị rơi khỏi ghe và bị chiếc ghe đè lên phần đầu. Hậu quả là người này đã chết trên đường đưa đi cấp cứu. Gia đình anh tự nguyện lo chi phí mai táng và vẫn chia phần lãi sau mỗi chuyến đi đối với thân nhân người đã khuất cho đến cuối vụ.
Không chỉ riêng trường hợp của anh Ngô mà còn có nhiều ngư dân khác cũng bị những thiệt hại đáng kể. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay đã có 2 chiếc ghe câu ở đây bị tai nạn. Đó là trường hợp ghe của anh Lê Bình và anh Huỳnh Tân bị sóng lớn đánh chìm khi đang trên đường chạy vào bờ nhưng may mắn là cả 5 ngư dân đều được những phương tiện hoạt động ở gần đó cứu thoát.
Nghĩa tình dân biển
Không ai biết rằng nghề câu ở đây có từ bao giờ, nhưng theo lời những người lớn tuổi thì nghề này đã có từ lâu lắm rồi. Từ bao đời nay, cuộc sống của những người dân ở đây chủ yếu là phụ thuộc vào cái nghề lênh đênh sóng nước này. Và hiện tại ở đây có hơn 40 ngư dân hành nghề trên 19 chiếc ghe có công suất từ 12 – 20 CV.
Biển đã cho họ con cá, con mực để nuôi sống bản thân và gia đình, nhưng biển cũng cướp đi sinh mạng và tài sản của bao người trong cơn giận dữ. Và để tồn tại trước sự khắc nghiệt ấy, họ đã biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
Trong những lúc nguy nan, họ sẵn sàng giúp nhau vượt qua sóng to gió lớn như trường hợp 5 ngư dân trên ghe của anh Lê Bình và anh Huỳnh Tân đã được các phương tiện hành nghề gần đó chạy đến cứu thoát khỏi bàn tay của thủy thần.
Chuyển hải sản lên bờ. |
Niềm vui sau hơn 1 ngày lênh đênh trên sóng nước. |
Ông Võ Xướng (72 tuổi) cũng đã có gần 50 năm gắn bó với nghề. Hiện tại thì ông không còn đủ sức để lênh đênh trên sóng nước. Nhưng cứ mỗi chiều, ông lại phải ra bến để được hít thở cái hương vị mặn mà cho vơi đi nỗi nhớ biển của mình.
Không chỉ riêng ông Thắng và ông Xướng mà ở đây còn có nhiều trường hợp tương tự như thế. Thuở trước, họ hành nghề trên những chiếc ghe câu chèo bằng tay thay vì gắn máy như hiện nay. Và mặc dù không còn sức để ra khơi, nhưng mỗi khi thấy bóng dáng của những chiếc ghe trở về thì trong lòng họ lại rộn lên cảm giác lâng lâng khó tả.
Ước mơ bám biển, vươn khơi
Nỗi khó khăn, vất vả không chỉ đến với những ngư dân lênh đênh trên biển mà còn đối với cả những người thân của họ ở đất liền. Để có được những chuyến ra khơi, vợ con của họ phải lo tìm mua nguyên liệu cùng với cá nục hoặc cá cơm để chế biến mồi câu. Sau đó, họ phải chuẩn bị tất cả các thứ cần thiết rồi chuyển ra bến để sẵn sàng cho chuyến biển của ngày hôm sau. Có nhiều khi đã chuẩn bị hoàn tất thì biển lại nổi sóng gió đến vài ba bữa mới ngừng, mồi câu bị hỏng phải làm lại từ đầu.
Để sống được với nghề, trong những tháng còn lại của năm, hầu hết ngư dân ở đây phải đi bạn cho các chủ tàu đánh cá ở các tỉnh phía Nam. Và rồi cứ đến mùa vụ thì họ lại trở về với chiếc ghe câu của mình. Với họ thì đây là một phần không thể tách rời trong cuộc sống. Bởi vì, cái nghề này đã nuôi sống và gắn bó với người dân ở đây từ bao đời nay.
Họ chỉ mong muốn là biển sẽ cho họ thật nhiều cá để cuộc sống được cải thiện hơn, có điều kiện để đóng những chiếc ghe lớn vươn ra khơi xa với những chuyến trở về đầy cá trong niềm hân hoan của mọi người.
Bài, ảnh: Trang Thy