(Báo Quảng Ngãi)- Chăm sóc sức khỏe cho người có công với cách mạng (NCC) là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa đặc biệt. Vì vậy những năm qua, việc chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho NCC trong tỉnh đã nhận được sự chung tay góp sức của cả cộng đồng.
Chăm sóc sức khỏe tại nhà
Bà Nguyễn Thị Bình là thân nhân liệt sĩ, sống một mình tại thôn Châu Tử, xã Bình Nguyên (Bình Sơn). “Mấy năm trước tôi bị ngã gãy chân, tuổi cao sức yếu nên vết thương khó lành. Giờ đi lại rất khó khăn. Con cái đều ở xa cả, tôi ở một mình nên khi có bệnh cũng khó tìm người chở đi khám. Vất vả lắm!”, bà Bình cho biết.
Vừa qua, bà Bình được đoàn y bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn đến tận nhà khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí. Không chỉ khám một lần, thời gian tới, các y bác sĩ của Trung tâm sẽ đến nhà thăm khám định kỳ cho bà cũng như các đối tượng NCC khác trên địa bàn. “Được các bác sĩ đến tận nhà để khám bệnh như thế này tôi an tâm rồi! Từ nay không phải lo lắng mỗi khi đau ốm nữa!”, bà Bình chia sẻ.
Huyện Bình Sơn hiện có hơn 7.800 đối tượng chính sách đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng, là một trong những huyện có số lượng NCC nhiều nhất tỉnh. Trong đó, số NCC già yếu, sức khỏe kém chiếm phần lớn. Từ năm 2018, Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn đã thực hiện khám chữa bệnh tại nhà cho NCC trên địa bàn huyện. Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn, bác sĩ Võ Hùng Viễn cho biết: “Đây là hoạt động tri ân các gia đình cũng như các đối tượng có công với cách mạng; giúp cho các đối tượng, nhất là NCC neo đơn, già cả được khám, điều trị bệnh hiệu quả hơn. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với trạm y tế xã, thị trấn để duy trì mô hình này”.
Cũng như huyện Bình Sơn, các địa phương trong tỉnh cũng đã kết nối với các bệnh viện, các nhà hảo tâm, để góp phần giúp NCC được chăm sóc sức khỏe thường xuyên hơn.
Nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng
Bà Nguyễn Thị Liễu đã cống hiến tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Năm 1976, rời đơn vị, bà Liễu về công tác tại bưu điện huyện Nghĩa Hành và nghỉ hưu. Năm nay đã ở tuổi thất thập, bà Liễu ở một mình trong căn nhà nhỏ ở thôn Thiên Xuân, xã Hành Tín Đông. Bà Liễu bảo: Sống một mình cũng buồn, không có người chăm sóc lúc trái gió trở trời. Vì thế, năm nào đủ điều kiện để tham gia điều dưỡng tập trung bà đều tham gia. Tính đến nay, bà là thương binh 3/4 đã có 5 lần điều dưỡng tập trung tại các Trung tâm Điều dưỡng NCC trong và ngoài tỉnh.
“Khi đi điều dưỡng, tôi cũng như anh em trong đoàn được cán bộ tại trung tâm chăm sóc rất tốt. Hằng ngày đều thăm khám, kiểm tra sức khỏe, được tham gia các hoạt động văn nghệ, vui chơi... Được ở mấy ngày ở trung tâm cảm thấy sức khỏe của mình tốt lên hẳn”, bà Liễu cho biết. Mỗi đợt tham gia điều dưỡng tập trung, bà Liễu còn được gặp lại những người đồng đội của mình. Niềm vui như được nhân đôi khi những người bạn cùng nhau ôn lại những kỷ niệm một thời binh lửa.
Thời điểm này là thời gian cao điểm ở Trung tâm Điều dưỡng NCC tỉnh. Những khu nhà của trung tâm đã chật kín NCC đang tham gia điều dưỡng tập trung. Ngoài ra, nhiều đoàn điều dưỡng ngoài tỉnh cũng được thành lập theo nguyện vọng của NCC.
Ông Nguyễn Văn Minh, thương binh 2/4 ở xã Bình Khương (Bình Sơn), vừa tham gia đợt điều dưỡng tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết: “Đến với Đà Lạt là dịp để những người như chúng tôi được thay đổi không khí, được khám phá vùng đất mới. Bấy nhiêu đó cũng khiến cho tâm trạng cũng như sức khỏe được cải thiện rồi. Tôi mong những lần tới tôi cũng được đi điều dưỡng ngoài tỉnh như thế này”.
Để đổi mới việc điều dưỡng tập trung cho NCC có môi trường mới để cải thiện sức khỏe, Trung tâm Điều dưỡng NCC tỉnh đã liên kết với các Trung tâm điều dưỡng các tỉnh bạn như Quảng Bình, Khánh Hòa, Lâm Đồng... để đưa NCC trong tỉnh đến điều dưỡng. “Từ đầu năm đến nay Trung tâm đã thực hiện 17 đợt điều dưỡng cho gần 1.000 đối tượng, trong đó có 308 đối tượng điều dưỡng ngoài tỉnh. Trong 6 tháng cuối năm 2019, Trung tâm sẽ tập trung thực hiện tốt công tác điều dưỡng cho hơn 1.100 đối tượng NCC còn lại. Đồng thời, liên hệ để mở rộng các địa điểm điều dưỡng ngoài tỉnh cho NCC có nhiều sự lựa chọn hơn”, Phó Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng NCC tỉnh Trịnh Xuân Tưởng cho biết.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Chăm sóc sức khỏe tại nhà
Bà Nguyễn Thị Bình là thân nhân liệt sĩ, sống một mình tại thôn Châu Tử, xã Bình Nguyên (Bình Sơn). “Mấy năm trước tôi bị ngã gãy chân, tuổi cao sức yếu nên vết thương khó lành. Giờ đi lại rất khó khăn. Con cái đều ở xa cả, tôi ở một mình nên khi có bệnh cũng khó tìm người chở đi khám. Vất vả lắm!”, bà Bình cho biết.
Đối tượng chính sách huyện Bình Sơn được khám chữa bệnh tại gia đình. |
Huyện Bình Sơn hiện có hơn 7.800 đối tượng chính sách đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng, là một trong những huyện có số lượng NCC nhiều nhất tỉnh. Trong đó, số NCC già yếu, sức khỏe kém chiếm phần lớn. Từ năm 2018, Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn đã thực hiện khám chữa bệnh tại nhà cho NCC trên địa bàn huyện. Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn, bác sĩ Võ Hùng Viễn cho biết: “Đây là hoạt động tri ân các gia đình cũng như các đối tượng có công với cách mạng; giúp cho các đối tượng, nhất là NCC neo đơn, già cả được khám, điều trị bệnh hiệu quả hơn. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với trạm y tế xã, thị trấn để duy trì mô hình này”.
Cũng như huyện Bình Sơn, các địa phương trong tỉnh cũng đã kết nối với các bệnh viện, các nhà hảo tâm, để góp phần giúp NCC được chăm sóc sức khỏe thường xuyên hơn.
Nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng
Bà Nguyễn Thị Liễu đã cống hiến tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Năm 1976, rời đơn vị, bà Liễu về công tác tại bưu điện huyện Nghĩa Hành và nghỉ hưu. Năm nay đã ở tuổi thất thập, bà Liễu ở một mình trong căn nhà nhỏ ở thôn Thiên Xuân, xã Hành Tín Đông. Bà Liễu bảo: Sống một mình cũng buồn, không có người chăm sóc lúc trái gió trở trời. Vì thế, năm nào đủ điều kiện để tham gia điều dưỡng tập trung bà đều tham gia. Tính đến nay, bà là thương binh 3/4 đã có 5 lần điều dưỡng tập trung tại các Trung tâm Điều dưỡng NCC trong và ngoài tỉnh.
“Khi đi điều dưỡng, tôi cũng như anh em trong đoàn được cán bộ tại trung tâm chăm sóc rất tốt. Hằng ngày đều thăm khám, kiểm tra sức khỏe, được tham gia các hoạt động văn nghệ, vui chơi... Được ở mấy ngày ở trung tâm cảm thấy sức khỏe của mình tốt lên hẳn”, bà Liễu cho biết. Mỗi đợt tham gia điều dưỡng tập trung, bà Liễu còn được gặp lại những người đồng đội của mình. Niềm vui như được nhân đôi khi những người bạn cùng nhau ôn lại những kỷ niệm một thời binh lửa.
Thời điểm này là thời gian cao điểm ở Trung tâm Điều dưỡng NCC tỉnh. Những khu nhà của trung tâm đã chật kín NCC đang tham gia điều dưỡng tập trung. Ngoài ra, nhiều đoàn điều dưỡng ngoài tỉnh cũng được thành lập theo nguyện vọng của NCC.
Ông Nguyễn Văn Minh, thương binh 2/4 ở xã Bình Khương (Bình Sơn), vừa tham gia đợt điều dưỡng tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết: “Đến với Đà Lạt là dịp để những người như chúng tôi được thay đổi không khí, được khám phá vùng đất mới. Bấy nhiêu đó cũng khiến cho tâm trạng cũng như sức khỏe được cải thiện rồi. Tôi mong những lần tới tôi cũng được đi điều dưỡng ngoài tỉnh như thế này”.
Để đổi mới việc điều dưỡng tập trung cho NCC có môi trường mới để cải thiện sức khỏe, Trung tâm Điều dưỡng NCC tỉnh đã liên kết với các Trung tâm điều dưỡng các tỉnh bạn như Quảng Bình, Khánh Hòa, Lâm Đồng... để đưa NCC trong tỉnh đến điều dưỡng. “Từ đầu năm đến nay Trung tâm đã thực hiện 17 đợt điều dưỡng cho gần 1.000 đối tượng, trong đó có 308 đối tượng điều dưỡng ngoài tỉnh. Trong 6 tháng cuối năm 2019, Trung tâm sẽ tập trung thực hiện tốt công tác điều dưỡng cho hơn 1.100 đối tượng NCC còn lại. Đồng thời, liên hệ để mở rộng các địa điểm điều dưỡng ngoài tỉnh cho NCC có nhiều sự lựa chọn hơn”, Phó Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng NCC tỉnh Trịnh Xuân Tưởng cho biết.
Bài, ảnh: VŨ YẾN