(Báo Quảng Ngãi)- Không có điều kiện để về vùng đất Tổ Phú Thọ dâng hương, những người dân ở thôn 1, xã Nghĩa Dõng và thôn Thống Nhất, xã Tịnh Ấn Tây (TP.Quảng Ngãi) đã tưởng nhớ đến vua Hùng và các bậc tiền hiền theo phong tục địa phương nhân ngày giỗ Tổ.
Cùng với tục thờ cúng ông bà tổ tiên, các vị thần hoàng, thì trong tâm thức của nhiều người Quảng Ngãi vẫn luôn nhớ về nguồn cội, về các vua Hùng. Họ bày tỏ lòng biết ơn về tổ tiên bằng việc kết hợp với phong tục thờ cúng thần hoàng, duy trì nét văn hóa truyền thống hướng về cội nguồn.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Cùng với tục thờ cúng ông bà tổ tiên, các vị thần hoàng, thì trong tâm thức của nhiều người Quảng Ngãi vẫn luôn nhớ về nguồn cội, về các vua Hùng. Họ bày tỏ lòng biết ơn về tổ tiên bằng việc kết hợp với phong tục thờ cúng thần hoàng, duy trì nét văn hóa truyền thống hướng về cội nguồn.
|
Nghi lễ giỗ Tổ vua Hùng được người dân thôn 1, xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi) tổ chức hằng năm vào ngày 10.3 âm lịch. Anh: X.Thiên
|
Hằng năm, cứ đến ngày 10.3 âm lịch, hàng trăm hộ gia đình ở đội 1, thôn 1, xã Nghĩa Dõng lại tụ họp tại dinh Bà để dâng lễ vật, vọng cúng các vua Hùng và các bậc tiền hiền. Nếu không tính dịp Tết cổ truyền, thì ngày giỗ 10.3 âm lịch hằng năm là lúc người dân trong thôn tề tựu đông đủ nhất tại địa phương.
Nhiều năm nay, vào dịp làng tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương, ông Nguyễn Văn Vượng đều sắp xếp công việc làm ăn ở trong Nam để về dự với bà con xóm giềng. “Có cái gì đó rất thiêng liêng mà mình phải có mặt thì mới yên tâm. Vì vậy, tôi chưa khi nào vắng mặt ngày giỗ Tổ do làng tổ chức”, ông Vượng bày tỏ.
"Không có điều kiện ra Đền Hùng dự lễ, người dân quê tôi chọn cách tổ chức lễ giỗ để nhớ về tổ tiên, nguồn cội, nhớ về công lao của các vị vua Hùng. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 10.3 âm lịch là cả làng tổ chức lễ này. Trong phần lễ, chúng tôi nhắc đến công lao của các vị vua Hùng như lời Bác Hồ từng dạy: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
Ông TRƯƠNG VINH, ở thôn 1, xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi) |
Để chuẩn bị các lễ vật dâng cúng vua Hùng và các vị thành hoàng, các hộ dân trong xóm đóng góp tiền tùy theo điều kiện của mình. Từ sáng sớm, phụ nữ đi chợ về tập trung lo mâm cỗ. Thanh niên trai tráng thì dựng rạp, kê bàn ghế. Các vị cao niên chuẩn bị hương đèn. Khi những phẩm vật bàn soạn xong, phần nghi lễ được tổ chức trang nghiêm.
Trong nghi thức lễ, những lời ghi nhớ công đức vua Hùng và các vị thần làng luôn được nhắc đến. Sau nghi lễ vọng bái của các vị cao niên, mỗi người dân trong làng đều đến các ban thờ để thắp hương bày tỏ lòng thành với tổ tiên.
Ở phía bắc sông Trà Khúc, những ngày này, người dân xóm 1, thôn Thống Nhất, xã Tịnh Ấn Tây lại tụ họp về miễu Đông An để cùng chuẩn bị mâm cỗ cúng lễ. Trải qua hơn chục năm gắn bó với công việc thủ từ ở ngôi miễu này, ông Nguyễn Quốc Tự cho biết: "Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ Thành hoàng bổn xứ là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây. Từ năm 2008, người dân đã họp và thống nhất chọn ngày 10.3 âm lịch hằng năm làm ngày lễ Thanh minh và giỗ Tổ Hùng Vương".
Ở phía bắc sông Trà Khúc, những ngày này, người dân xóm 1, thôn Thống Nhất, xã Tịnh Ấn Tây lại tụ họp về miễu Đông An để cùng chuẩn bị mâm cỗ cúng lễ. Trải qua hơn chục năm gắn bó với công việc thủ từ ở ngôi miễu này, ông Nguyễn Quốc Tự cho biết: "Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ Thành hoàng bổn xứ là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây. Từ năm 2008, người dân đã họp và thống nhất chọn ngày 10.3 âm lịch hằng năm làm ngày lễ Thanh minh và giỗ Tổ Hùng Vương".
|
Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ Thành hoàng bổn xứ đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân xóm 1, thôn Thống Nhất, xã Tịnh Ấn Tây (TP.Quảng Ngãi). Anh: TR ÂN
|
Theo tục truyền, miễu Đông An đã lập trên 100 năm. Lễ Thành hoàng bổn xứ ở miễu Đông An đã trở thành tục lệ của người dân địa phương. Lễ giỗ được người dân trong xóm tổ chức chu đáo từ nhiều ngày trước đó.
Bà Nguyễn Thị Thân - một người dân ở xóm 1, thôn Thống Nhất, cho biết: "Dù nhiều hay ít, mỗi năm, tôi cùng con cháu đều góp công sức để cùng bà con làm giỗ. Trong đời sống tinh thần của người dân chúng tôi, việc cúng giỗ Tổ Hùng Vương và lễ Thanh minh không chỉ là nét văn hóa tâm linh, mà còn thể hiện lòng thành kính, sự tri ân của hậu thế đối với những người có công với nước, bảo vệ bình an cho cuộc sống của người dân".
Ngày giỗ hằng năm là dịp để cộng đồng, con cháu tụ họp nhau về cùng tri ân công lao của tổ tiên. Các bô lão trong xóm làng được người dân tín nhiệm bầu làm Trưởng ban điều hành nghi lễ. Đó cũng là một trong những yếu tố để những người cao tuổi ở thôn Thống Nhất luôn cố gắng sống mẫu mực, dạy bảo con cháu biết hòa thuận, hiếu lễ.
Sau khi tiến hành nghi thức hành lễ, nghi thức thả thuyền về Đông Hải tại sông Trà luôn được người dân mong đợi. Điều này tượng trưng cho việc người dân đưa Thần về Biển Đông, gửi gắm niềm tin sẽ được bảo hộ, dù là trong đất liền hay ngoài biển đảo, người dân sẽ được ấm no, sum vầy...
Ngày giỗ hằng năm là dịp để cộng đồng, con cháu tụ họp nhau về cùng tri ân công lao của tổ tiên. Các bô lão trong xóm làng được người dân tín nhiệm bầu làm Trưởng ban điều hành nghi lễ. Đó cũng là một trong những yếu tố để những người cao tuổi ở thôn Thống Nhất luôn cố gắng sống mẫu mực, dạy bảo con cháu biết hòa thuận, hiếu lễ.
Sau khi tiến hành nghi thức hành lễ, nghi thức thả thuyền về Đông Hải tại sông Trà luôn được người dân mong đợi. Điều này tượng trưng cho việc người dân đưa Thần về Biển Đông, gửi gắm niềm tin sẽ được bảo hộ, dù là trong đất liền hay ngoài biển đảo, người dân sẽ được ấm no, sum vầy...
“Việc kết hợp lễ Thanh minh và giỗ Tổ Hùng Vương như một chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, không chỉ chứa đựng một sắc thái đậm chất tín ngưỡng cội nguồn, mà còn thể hiện lòng biết ơn, đề cao vai trò người có công với dân, với nước, là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam”, ông Tự bày tỏ.
X.THIÊN - TR.ÂN