(Báo Quảng Ngãi)- Tình cảm được hun đúc từ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc đã sưởi ấm lòng của những gia đình chính sách. Trong những ngôi nhà tình nghĩa luôn nồng ấm sự tôn kính, sẻ chia và lòng biết ơn vô hạn đối với những người đã chẳng tiếc thân mình vì nền hòa bình, độc lập của dân tộc.
Hạnh phúc trong ngôi nhà mới
Theo chân cán bộ xã Sơn Trung (Sơn Hà), chúng tôi đến thôn Làng Rin thăm gia đình ông Đinh Văn Tim (70 tuổi). Vợ chồng ông Tim vừa xây xong ngôi nhà trị giá 40 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công. Ông Tim mất cha mẹ từ thuở lọt lòng nên sống nương tựa vào người dân trong làng. Lớn lên ông theo chân du kích làm liên lạc. Đến năm 1972, ông Tim đi bộ đội ở Đại đội 1, Tiểu đoàn 20 (C1-D20) Quảng Ngãi đóng tại địa phương.
Sau ngày giải phóng, ông Tim trở về quê hương với vết thương thời chiến. Mất sức lao động nên cuộc sống gia đình ông khó khăn đủ bề. Sinh được mấy người con thì tất cả đều qua đời vì bệnh tật. Vợ chồng ông nhiều năm sống trong ngôi nhà tạm bợ. Ông Tim bùi ngùi nói: “Trời nắng mình còn che tạm gì đó chứ mưa xuống là chịu, trong nhà không có chỗ nào là không ướt. Nhưng ở tạm chứ lấy tiền đâu ra mà xây mới”. Ngôi nhà tạm bợ nay đã là chuyện của quá khứ, cuối năm 2014 vợ chồng ông Tim đã được hỗ trợ xây dựng ngôi nhà tình nghĩa khang trang, mát mẻ. “Giờ thì vợ chồng mình không sợ nắng, không sợ mưa nữa rồi. Cũng nhờ Nhà nước quan tâm hỗ trợ nên mới được ở trong ngôi nhà mới thế này”, ông Tim hồ hởi nói.
Hạnh phúc trong ngôi nhà mới
Theo chân cán bộ xã Sơn Trung (Sơn Hà), chúng tôi đến thôn Làng Rin thăm gia đình ông Đinh Văn Tim (70 tuổi). Vợ chồng ông Tim vừa xây xong ngôi nhà trị giá 40 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công. Ông Tim mất cha mẹ từ thuở lọt lòng nên sống nương tựa vào người dân trong làng. Lớn lên ông theo chân du kích làm liên lạc. Đến năm 1972, ông Tim đi bộ đội ở Đại đội 1, Tiểu đoàn 20 (C1-D20) Quảng Ngãi đóng tại địa phương.
Sau ngày giải phóng, ông Tim trở về quê hương với vết thương thời chiến. Mất sức lao động nên cuộc sống gia đình ông khó khăn đủ bề. Sinh được mấy người con thì tất cả đều qua đời vì bệnh tật. Vợ chồng ông nhiều năm sống trong ngôi nhà tạm bợ. Ông Tim bùi ngùi nói: “Trời nắng mình còn che tạm gì đó chứ mưa xuống là chịu, trong nhà không có chỗ nào là không ướt. Nhưng ở tạm chứ lấy tiền đâu ra mà xây mới”. Ngôi nhà tạm bợ nay đã là chuyện của quá khứ, cuối năm 2014 vợ chồng ông Tim đã được hỗ trợ xây dựng ngôi nhà tình nghĩa khang trang, mát mẻ. “Giờ thì vợ chồng mình không sợ nắng, không sợ mưa nữa rồi. Cũng nhờ Nhà nước quan tâm hỗ trợ nên mới được ở trong ngôi nhà mới thế này”, ông Tim hồ hởi nói.
Vợ chồng ông Đinh Văn Tim ngồi trước ngôi nhà mới được hỗ trợ xây dựng. |
Cũng từng là bộ đội thuộc đơn vị C1-D20 Quảng Ngãi, sau chiến tranh ông Đinh Văn Bới (SN 1953, ở tổ dân phố Nước Rạc, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà) trở về với mảnh bom găm vào đầu và chân. Trải qua nhiều công việc khác nhau như làm việc ở lâm trường, công tác tín dụng, hành chính, bảo vệ tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Sơn Hà, nhưng đến khi về hưu ông vẫn chưa cất được ngôi nhà đàng hoàng. Đồng lương hưu của ông cùng với đám ruộng vài sào không đủ xoay xở cho cuộc sống và nuôi hai người con ăn học.
Ông Đinh Văn Bới là một trong những đối tượng được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ. Vậy mà ông đã từng từ chối không nhận tiền hỗ trợ vì nghĩ nếu thêm tiền vào làm nhà thì thiếu tiền nuôi con ăn học. Được vợ con động viên nhiều lần ông mới quyết định bán vườn keo góp thêm vào tiền hỗ trợ để làm nhà. Hiện ngôi nhà trị giá 95 triệu đồng đang được triển khai thi công. Ngày nào ông Bới cũng ra góp công để xây nhà. “Ai cũng mong muốn có được ngôi nhà khang trang, con cái về sum vầy có chỗ ở đàng hoàng. Được Nhà nước hỗ trợ mình mừng lắm” – ông Bới bày tỏ.
Huyện Sơn Hà hiện có 280 gia đình người có công đã được hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa nhà ở. Ông Võ Hữu Thịnh – Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Sơn Hà cho biết: “Theo đề án xây dựng nhà ở cho người có công, huyện Sơn Hà có 511 căn nhà cần được hỗ trợ xây mới và sửa chữa. Đến thời điểm này đã có trên 50% gia đình được hỗ trợ”.
Toàn tỉnh có hơn 3.500 gia đình người có công với cách mạng được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ. Ông Nguyễn Duy Nhân-Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh nhấn mạnh: “Năm 2015, toàn tỉnh sẽ xây mới và sửa chữa 800 nhà ở cho gia đình chính sách. Việc hỗ trợ xây dựng nhà ở ưu tiên hàng đầu cho những đối tượng thực sự khó khăn cần làm ngay, đối tượng tuổi cao, bệnh tật…”.
“Đáp nghĩa” từ tấm lòng
Không chỉ “đền ơn, đáp nghĩa” qua những chế độ chính sách của Nhà nước, sự kính trọng và lòng biết ơn đối với những người có công với cách mạng còn được thể hiện qua những việc làm của bản thân mỗi người, từ những hành động nhỏ nhưng đầy ý nghĩa.
Căn nhà nhỏ của mẹ VNAH Trần Thị Tuyết (ở xóm Nho, thôn Khánh Lâm, xã Tịnh Thiện, TP.Quảng Ngãi) thơm nồng mùi vôi mới. Mẹ Tuyết cười bảo: “Hồi Tết mấy đứa nhỏ đến sửa nhà cho mẹ đó”. Mẹ Tuyết có một người con là liệt sĩ. Chồng mất sớm, một mình mẹ sống trong ngôi nhà đã xuống cấp nhưng không có khả năng tu sửa. Để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với mẹ Tuyết, hơn 50 đoàn viên thanh niên ở các đơn vị Đoàn Khối trực thuộc TP.Quảng Ngãi đã tình nguyện sửa chữa nhà giúp mẹ. Các bạn ĐVTN đã lát gạch men nền nhà, sơn tường, lắp đặt lại đường dây điện…
Không chỉ riêng mẹ Tuyết, mà tất cả Mẹ VNAH trên địa bàn tỉnh đều được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… nhận chăm sóc, phụng dưỡng. Dẫu biết rằng chẳng thể bù đắp sự mất mát, đau thương mà các Mẹ đã gánh chịu khi mất đi những người thân ruột thịt, song những nghĩa cử cao đẹp của Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân đã giúp các Mẹ thêm ấm lòng. Không chỉ là trách nhiệm tri ân đối với những người đã hy sinh, việc thăm hỏi, chăm sóc các đối tượng chính sách, gia đình có công cách mạng đã dệt nên tình cảm quý giá trong mỗi con người và đó cũng là trách nhiệm “đền ơn-đáp nghĩa” của toàn xã hội.
VŨ YẾN