(Baoquangngai.vn)- Chiều ngày 1.11, Công an huyện Nghĩa Hành cho biết: Công an huyện Nghĩa Hành vừa phá vụ sản xuất mua bán vàng giả tinh vi đầu tiên trên địa bàn Quảng Ngãi.
Qua nắm tình hình, Công an huyện Nghĩa Hành phát hiện một số hiệu vàng trên địa bàn huyện bị lừa mua trúng vàng giả. Điển hình như hiệu vàng Thanh Thuỷ, ở thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành do bà T. làm chủ. Giữa tháng 9, có một người đàn ông lạ mặt vào bán sợi dây chuyền vàng gần 3 chỉ. Sau khi kiểm tra bằng mắt sợi dây chuyền, bà T. đồng ý mua.
Qua nắm tình hình, Công an huyện Nghĩa Hành phát hiện một số hiệu vàng trên địa bàn huyện bị lừa mua trúng vàng giả. Điển hình như hiệu vàng Thanh Thuỷ, ở thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành do bà T. làm chủ. Giữa tháng 9, có một người đàn ông lạ mặt vào bán sợi dây chuyền vàng gần 3 chỉ. Sau khi kiểm tra bằng mắt sợi dây chuyền, bà T. đồng ý mua.
Nhiều ngày sau, bà T. tiếp tục mua một chiếc nhẫn vàng tango của một phụ nữ đến bán. “Thấy nhẫn có khắc chữ, số của một hiệu vàng nổi tiếng ở TP. Hồ Chí Minh nên tôi cũng mua không một chút nghi ngờ. Vài hôm sau tôi đem nhẫn trên ra nấu, trong lúc khò lửa thì vàng chảy ra chất màu đen. Lúc này mới biết là vàng giả. Nếu mà không tình cờ đem vàng nấu thì không biết vàng giả” bà T. chủ hiệu vàng Thanh Thuỷ kể lại.
Dẫn giải đối tượng Kiều Tấn Hoàng |
Trước tình hình trên, Công an huyện Nghĩa Hành lập chuyên án truy xét. Lực lượng trinh sát toả xuống các hiệu vàng nắm thông tin. Một nguồn tin cho biết, một người phụ nữ đi bộ vào hiệu vàng Thế Anh, ở xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành bán 1 chỉ vàng. Tiếp đó người phụ nữ đi bộ đến hiệu vàng Phú Thứ ở gần đó bán tiếp vàng.
Lực lượng trinh sát kịp thời đến tạm giữ người phụ nữ trên. Người phụ nữ trên tên Kiều Thị Nguyệt, 40 tuổi, ở xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức. Sau khi thác thông tin, các trinh sát tiếp tục bao vây bắt đối tượng Kiều Tấn Hoàng, 30 tuổi, là em ruột của Kiều Thị Nguyệt đang điều khiển xe máy bỏ trốn. Đây là đối tượng chủ chốt trong vụ sản xuất, mua bán vàng giả.
Tổ chức khám xét hiệu vàng Trung Tuân, ở xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức nơi Kiều Tấn Hoàng sản xuất vàng giả, lực lượng Công an thu giữ trên 50 bộ chữ, số các hiệu vàng nổi tiếng và bộ khuôn nhẫn vàng.
Bước đầu xác định tại huyện Nghĩa Hành có gần 10 hiệu vàng bị lừa mua vàng giả của Kiều Tấn Hoàng. Công an huyện đã thu giữ 7 nhẫn vàng giả tango và một sợi dây chuyền vàng giả.
Kiều Tấn Hoàng khai nhận, sau thời gian dài làm thợ vàng tại TP. Hồ Chí Minh, năm 2008, Kiều Tấn Hoàng về đầu quân tại hiệu vàng Trung Tuân do ông Bùi Văn Trung làm chủ. Qua một thời gian ngắn, Kiều Tấn Hoàng cưới con gái cưng của chủ hiệu vàng. Từ làm thợ, Hoàng nhanh chóng được làm con rể có uy tại hiệu vàng. Ngoài việc phụ trách chính kỹ thuật làm vàng, Hoàng còn đứng ra mua bán vàng khi có khách đến. Với kinh nghiệm tay nghề, Hoàng đã nảy sinh lòng tham, sản xuất vàng giả bán.
Tại hiệu vàng Trung Tuân, Kiều Tấn Hoàng sử dụng bộ đồ nghề sản xuất vàng giả. Ban đầu Kiều Tấn Hoàng lấy sợi dây chuyền vàng của các hiệu uy tín, phía trong sợi có ống rỗng, Hoàng dùng kỹ thuật nhét bạc vào phía trong ống một cách tỉ mỉ rồi gia công lại, mắt thường không thể phát hiện. Sợi dây chuyền có trọng lượng vàng thật 2 chỉ, nhưng khi nhét bạc vào thì trọng lượng vàng lên gần 4 chỉ.
Tổ chức khám xét hiệu vàng Trung Tuân, ở xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức nơi Kiều Tấn Hoàng sản xuất vàng giả, lực lượng Công an thu giữ trên 50 bộ chữ, số các hiệu vàng nổi tiếng và bộ khuôn nhẫn vàng.
Bước đầu xác định tại huyện Nghĩa Hành có gần 10 hiệu vàng bị lừa mua vàng giả của Kiều Tấn Hoàng. Công an huyện đã thu giữ 7 nhẫn vàng giả tango và một sợi dây chuyền vàng giả.
Kiều Tấn Hoàng khai nhận, sau thời gian dài làm thợ vàng tại TP. Hồ Chí Minh, năm 2008, Kiều Tấn Hoàng về đầu quân tại hiệu vàng Trung Tuân do ông Bùi Văn Trung làm chủ. Qua một thời gian ngắn, Kiều Tấn Hoàng cưới con gái cưng của chủ hiệu vàng. Từ làm thợ, Hoàng nhanh chóng được làm con rể có uy tại hiệu vàng. Ngoài việc phụ trách chính kỹ thuật làm vàng, Hoàng còn đứng ra mua bán vàng khi có khách đến. Với kinh nghiệm tay nghề, Hoàng đã nảy sinh lòng tham, sản xuất vàng giả bán.
Tại hiệu vàng Trung Tuân, Kiều Tấn Hoàng sử dụng bộ đồ nghề sản xuất vàng giả. Ban đầu Kiều Tấn Hoàng lấy sợi dây chuyền vàng của các hiệu uy tín, phía trong sợi có ống rỗng, Hoàng dùng kỹ thuật nhét bạc vào phía trong ống một cách tỉ mỉ rồi gia công lại, mắt thường không thể phát hiện. Sợi dây chuyền có trọng lượng vàng thật 2 chỉ, nhưng khi nhét bạc vào thì trọng lượng vàng lên gần 4 chỉ.
Để an toàn, Kiều Tấn Hoàng mang sợi dây chuyền vàng lên huyện Nghĩa Hành bán. Khi nhận dây chuyền vàng, chủ hiệu vàng dùng hóa chất kiểm tra sơ bộ cho thấy vàng thật và mua. Với thủ đoạn này, tại hiệu vàng của cha vợ, Kiều Tấn Hoàng làm điểm sản xuất vàng giả đem đi bán.
Tiếp đó, Kiều Tấn Hoàng mua được bộ khung chữ và số các hiệu vàng uy tín trong nước để làm vàng giả. Lần này, Hoàng pha vàng và bạc và dùng máy khò đổ vào khung nấu ra nhẫn vàng nam tango. Sau đó, dùng khung chữ và số các hiệu vàng uy tín, nổi tiếng đóng lên nhẫn. Với chiêu thức này, cặp mắt thường không thể nào nhận ra nhẫn tango có tên thương hiệu uy tín bị làm giả.
Kiều Tấn Hoàng rủ chị ruột là Kiều Thị Nguyệt và anh rể là Trần Văn Hát, 42 tuổi, ở xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức giúp việc cho y bán vàng. Mỗi lần đi bán, Hoàng chở người chị hoặc anh rể đến gần hiệu vàng, Hoàng đứng ngoài đợi. Sau mỗi lần nhờ chị ruột, anh rể bán, Hoàng trả thù lao vài trăm nghìn đồng.
Theo Thượng tá Nguyễn Tấn Chuân cho biết: “Hiện nay còn nhiều hiệu vàng bị lừa mua vàng giả. Khi phát hiện nhưng không dám báo Công an vì sợ mất uy tín hiệu vàng. Nếu hiệu vàng không nấu thì sẽ không phát hiện, đồng nghĩa số vàng giả tiếp tục mua bán trôi nổi trên thị trường”.
Tiếp đó, Kiều Tấn Hoàng mua được bộ khung chữ và số các hiệu vàng uy tín trong nước để làm vàng giả. Lần này, Hoàng pha vàng và bạc và dùng máy khò đổ vào khung nấu ra nhẫn vàng nam tango. Sau đó, dùng khung chữ và số các hiệu vàng uy tín, nổi tiếng đóng lên nhẫn. Với chiêu thức này, cặp mắt thường không thể nào nhận ra nhẫn tango có tên thương hiệu uy tín bị làm giả.
Kiều Tấn Hoàng rủ chị ruột là Kiều Thị Nguyệt và anh rể là Trần Văn Hát, 42 tuổi, ở xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức giúp việc cho y bán vàng. Mỗi lần đi bán, Hoàng chở người chị hoặc anh rể đến gần hiệu vàng, Hoàng đứng ngoài đợi. Sau mỗi lần nhờ chị ruột, anh rể bán, Hoàng trả thù lao vài trăm nghìn đồng.
Theo Thượng tá Nguyễn Tấn Chuân cho biết: “Hiện nay còn nhiều hiệu vàng bị lừa mua vàng giả. Khi phát hiện nhưng không dám báo Công an vì sợ mất uy tín hiệu vàng. Nếu hiệu vàng không nấu thì sẽ không phát hiện, đồng nghĩa số vàng giả tiếp tục mua bán trôi nổi trên thị trường”.
Cũng theo Thượng tá Nguyễn Tấn Chuân, việc điều tra phá vụ án sản xuất, mua bán vàng giả này gặp không ít khó khăn, thủ đoạn đối tượng tinh vi, gây án nhiều địa bàn khác nhau. Đặc biệt, là không ít hiệu vàng né tránh, không hợp tác vì sợ ảnh hưởng uy tín làm ăn khi bị lừa mua vàng giả.
T. Sự