(QNg)- Theo quy định, dự án phải lo chỗ tái định cư cho dân trước khi di dời. Thế nhưng ở Dự án Hồ chứa nước Nước Trong, sau 5 năm triển khai, khu tái định cư vẫn chưa đâu vào đâu. Trả lời về việc làm thế nào để người dân vùng dự án sớm được "an cư" có phải là quá khó?
* Chậm mà... đoảng!
Đó là nhận định của nhiều người dân thuộc diện tái định cư tập trung thuộc Dự án Hồ chứa nước Nước Trong. So với yêu cầu thì việc di dân vào khu tái định cư của dự án mới chỉ chậm có... 4 năm! Chậm đã đành, nhưng việc thẩm định, chọn vị trí bố trí tái định cư cũng còn nhiều vấn đề chính người dân tái định cư không đồng tình và cho rằng, chưa thực sự vì cuộc sống của người dân.
Mặt bằng khu tái định cư Suối Y chưa xong đã sạt lở nghiêm trọng. |
Theo Ban Quản lý dự án, hợp phần di dân sẽ bố trí "an cư" cho hơn 200 hộ dân, chủ yếu là dân xã Trà Thọ vào các khu tái định cư: Suối Y, Suối A Rây, Suối Vãng và Sờ Lác. Tuy nhiên, đến nay tất cả vẫn còn ngổn ngang.
Ông Hồ Văn Sơn, thôn Tre, thuộc diện tái định cư tại khu dân cư Suối Y, cho biết: "Khu tái định cư này lúc đầu nói là chỉ có 9 hộ dân ở. Sau đó tăng lên 11 hộ, rồi lại thêm vào 1 trường học. Trong khi đó, diện tích cả khu không được mở rộng thêm chút nào. Tập quán của đồng bào mình là ngoài cái nhà còn có cái chuồng nuôi heo, chòi để củi, chòi để lúa gạo. Chỉ có cái nhà không thì người dân không thể sống được".
Việc chọn nơi bố trí tái định cư cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho tính mạng, tài sản của người dân do nguy cơ sạt lở, nứt núi rất cao. Chúng tôi đã đến tận nơi san ủi mặt bằng khu tái định cư Suối Y và Suối A Rây. Sau hai đợt mưa lớn, đã xuất hiện nhiều vết nứt ngang mặt bằng hai khu này rộng nửa mét, sâu đến 2,5 mét. Đối diện với hai khu tái định cư này là hai ngọn núi cao đang trong tình trạng nứt, sạt lở. Hàng chục khối đất đá chắn ngang hết cả lối đi.
Việc chọn nơi bố trí tái định cư cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho tính mạng, tài sản của người dân do nguy cơ sạt lở, nứt núi rất cao. Chúng tôi đã đến tận nơi san ủi mặt bằng khu tái định cư Suối Y và Suối A Rây. Sau hai đợt mưa lớn, đã xuất hiện nhiều vết nứt ngang mặt bằng hai khu này rộng nửa mét, sâu đến 2,5 mét. Đối diện với hai khu tái định cư này là hai ngọn núi cao đang trong tình trạng nứt, sạt lở. Hàng chục khối đất đá chắn ngang hết cả lối đi.
Bà Hồ Thị Sương - người dân được Dự án bố trí vào khu tái định cư Suối A Rây, bày tỏ: "Chỗ tái định cư đang xây dựng nguy hiểm lắm. Có bố trí nhà cho gia đình tôi trong khu đó thì tôi cũng không đồng ý vào ở". Bà Sương còn trách chủ đầu tư hợp phần di dân khi chọn địa điểm đã không họp dân tham khảo ý kiến. "Nếu khi ấy hỏi, thì tôi đã nói ngay là vị trí đó không an toàn. Bởi tôi là người dân đã có 70 năm sống ở thung lũng sông Tang, có rẫy trên ngọn núi A Rây nên biết rõ từng vết nứt của ngọn núi này" - bà Sương quả quyết.
Hiện tại, hầu hết các khu tái định cư Dự án Hồ chứa nước Nước Trong trên địa bàn xã Trà Thọ đã bị sạt lở nghiêm trọng. Ông Hồ Văn Quang - già làng uy tín trong đồng bào dân tộc Cor xã Trà Thọ, cho rằng: "Lượng mưa năm nay ít hơn mọi năm mà các khu tái định cư đã sạt lở rất nhiều. Đó là dấu hiệu khẳng định sự không an toàn cho cuộc sống của dân khi vào tái định cư". Tuy các khu tái định cư hiện nay chưa đâu vào đâu, nhưng để có được "kết quả" như hôm nay, tiền bạc đổ vào đó cũng không ít.
* "Đặt mình vào hoàn cảnh của dân"!
Hôm chúng tôi lên Trà Thọ, các ngả đường xe ô tô đến trung tâm xã đều bị tắc bởi núi sạt lở chắn hết lối đi. Cuối cùng, chúng tôi quyết định tìm xe máy để đi lên các khu tái định cư Hồ chứa nước Nước Trong. Mưa xối xả, lạnh run người. Cứ ngồi xe máy một đoạn, lại dắt bộ đẩy xe một đoạn.
Hiện tại, hầu hết các khu tái định cư Dự án Hồ chứa nước Nước Trong trên địa bàn xã Trà Thọ đã bị sạt lở nghiêm trọng. Ông Hồ Văn Quang - già làng uy tín trong đồng bào dân tộc Cor xã Trà Thọ, cho rằng: "Lượng mưa năm nay ít hơn mọi năm mà các khu tái định cư đã sạt lở rất nhiều. Đó là dấu hiệu khẳng định sự không an toàn cho cuộc sống của dân khi vào tái định cư". Tuy các khu tái định cư hiện nay chưa đâu vào đâu, nhưng để có được "kết quả" như hôm nay, tiền bạc đổ vào đó cũng không ít.
* "Đặt mình vào hoàn cảnh của dân"!
Hôm chúng tôi lên Trà Thọ, các ngả đường xe ô tô đến trung tâm xã đều bị tắc bởi núi sạt lở chắn hết lối đi. Cuối cùng, chúng tôi quyết định tìm xe máy để đi lên các khu tái định cư Hồ chứa nước Nước Trong. Mưa xối xả, lạnh run người. Cứ ngồi xe máy một đoạn, lại dắt bộ đẩy xe một đoạn.
Thế nhưng so với cảnh các học trò nhỏ thôn Tre, thôn Tây thì chẳng thấm vào đâu. Vượt núi, băng suối, áo quần các em ướt sũng. Lớp học điểm trường "tái định cư" thôn Tre tạm bợ phên lồ ô, nền đất, mưa tạt ướt, nhầy nhụa chẳng khác nào ngoài trời. Ngồi học mà những đôi chân nhỏ vẫn ngâm dưới bùn lạnh. Thương cảm đến xót lòng!
Dự án Hồ chứa nước Nước Trong đã đến giai đoạn lấp dòng. Nước sông Tang đã dâng cao, nhưng cuộc sống của người dân tái định cư vẫn đang còn bộn bề gian khó. Hành động một cách trách nhiệm của các cấp chính quyền đối với những hộ dân này là điều cần làm ngay, để họ sớm ổn định cuộc sống. |
Cô giáo Nguyễn Thị Hiền - giáo viên mầm non điểm trường thôn Tre, cho biết: "Trời mưa ngồi học bị ướt, nhiều em bị bệnh lên cơn sốt ngay trong giờ học, khiến chúng tôi lo lắng. Nhiều hôm mưa to, tan học rồi vẫn không dám để các em về nhà, sợ sạt núi nguy hiểm. Hy vọng khi xây dựng xong khu tái định cư sẽ có trường kiên cố". Điểm trường thôn Tre được "quy hoạch" xây dựng ngay trong khu tái định cư Suối Y. Thế nhưng khu này chưa xây xong đã sạt lở nghiêm trọng. Vậy nên "hy vọng" về một điểm trường kiên cố cho những đứa học trò nhỏ của các cô giáo vùng cao này có lẽ còn xa lắm!
Về Trà Thọ, chúng tôi đã hỏi rất nhiều người dân những tâm tư, nguyện vọng của họ đối với vấn đề an cư khi triển khai dự án Hồ chứa nước Nước Trong. Tất cả đều lắc đầu, buồn bã bởi họ đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị với các cấp chính quyền mà chưa thấy được quan tâm. Còn Chủ tịch UBND xã Trà Thọ Hồ Văn Vũ, thì chỉ gói gọn trong 1 câu nói: "Khi nào cán bộ đặt mình vào hoàn cảnh của người dân tái định cư thì mới nói đến chuyện an cư cho dân được".
Nhiều tháng qua, những khúc mắc, chậm trễ trong chuyện lo tái định cư cho người dân Dự án hồ chứa nước Nước Trong đã được mổ xẻ rất nhiều. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cùng Ban Quản lý dự án cũng đã nhiều lần kiểm tra, đẩy mạnh tiến độ xây dựng khu tái định cư cho dân. Thế nhưng, đến nay người dân vẫn chưa thực sự được hưởng quyền có nơi ở mới, mà theo quy định "phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ".
Về Trà Thọ, chúng tôi đã hỏi rất nhiều người dân những tâm tư, nguyện vọng của họ đối với vấn đề an cư khi triển khai dự án Hồ chứa nước Nước Trong. Tất cả đều lắc đầu, buồn bã bởi họ đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị với các cấp chính quyền mà chưa thấy được quan tâm. Còn Chủ tịch UBND xã Trà Thọ Hồ Văn Vũ, thì chỉ gói gọn trong 1 câu nói: "Khi nào cán bộ đặt mình vào hoàn cảnh của người dân tái định cư thì mới nói đến chuyện an cư cho dân được".
Nhiều tháng qua, những khúc mắc, chậm trễ trong chuyện lo tái định cư cho người dân Dự án hồ chứa nước Nước Trong đã được mổ xẻ rất nhiều. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cùng Ban Quản lý dự án cũng đã nhiều lần kiểm tra, đẩy mạnh tiến độ xây dựng khu tái định cư cho dân. Thế nhưng, đến nay người dân vẫn chưa thực sự được hưởng quyền có nơi ở mới, mà theo quy định "phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ".
Ông Hồ Văn Cảnh - Chủ tịch UBND huyện Tây Trà khẳng định: "Huyện sẽ kiến nghị với tỉnh và ngành chức năng quyết tâm đẩy mạnh việc xây dựng khu tái định cư cho dân. Còn bao lâu mới xong thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chưa thể nói trước được".
Bài, ảnh: THANH NHỊ