(QNg)- Sau tình trạng hàng loạt diện tích rừng keo bị triệt hạ để trồng mì diễn ra ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh chưa hạ nhiệt, thì mới đây, 3,1 ha rừng phòng hộ tại Tiểu khu 277, khoảnh 9, lô 1 thuộc xã Long Môn (Minh Long) cũng đã bị 5 hộ dân ở thôn Làng Reng phát trắng, để trồng lúa…
"Ngọn đồi lúa"…
Khi tôi tìm đến diện tích rừng vừa bị người dân triệt hạ, ngoài một số cây gỗ to, dài bị cháy đen còn nằm dọc mép suối, thì mọi dấu vết của vụ đốt phá 3,1 ha rừng đã không còn. Thay vào đó là những thửa ruộng lúa xanh, xen kẽ những hàng ngô đã vàng ngọn, được bao quanh bởi những vạt cây bị cháy xém, đen nham nhở.
Nhìn những thửa ruộng nằm thoai thoải bên sườn núi, bên cạnh là một con suối nước chảy xiết, tôi ngạc nhiên khi cây lúa ở đây lại vươn cao, cứng cáp và xanh tốt giữa điều kiện khắc nghiệt như thế. "Lúa này phải được vài tháng rồi anh nhỉ?" - Tôi hỏi anh cán bộ xã Long Môn Đinh Văn Gang. Anh Gang cho hay: Cũng được gần 2 tháng. Tất cả đều được người ta gieo trồng cùng một lúc, nhưng số diện tích… gần suối thì đất tốt hơn, nên lúa cao hơn. Còn ở trên cao đất xấu, lúa chậm lớn, thấp hơn!
3,1 ha rừng phòng hộ ở Tiểu khu 277 giờ đã được cấy lúa và lác đác vài hàng ngô thế chỗ, bên cạnh những cây gỗ cháy đen bị vứt nằm ngổn ngang. |
Loanh quanh mãi tôi cố chờ đợi và hy vọng sẽ may mắn gặp được chủ nhân của ngọn đồi lúa này, một khi họ đi… thăm lúa. "Ngay cả cán bộ Ban quản lý rừng, kiểm lâm và chính quyền địa phương, cũng không bắt được họ tại hiện trường, thậm chí triệu tập họ cũng không đến, thì làm gì mình gặp được" - anh Gang động viên. Quả thật khi mặt trời đã nằm bên kia đỉnh núi, mà đồi lúa cũng chẳng có lấy một bóng người, tôi đành xuống núi.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Khu vực rừng bị đốt phá tại Tiểu khu 277 thuộc rừng phòng hộ, kiểu rừng IIb (rừng phục hồi sau nương rẫy). Sau khi phát hiện, lực lượng chức năng đã kiểm tra phát hiện nhiều cây gỗ có đường kính trên 15 cm (hiện chưa xác định chính xác được khối lượng gỗ) bị vứt ngổn ngang, nhiều cây đã bị cháy phân nửa. "Điều này có thể khẳng định, những hộ dân này không có ý đồ tư lợi từ rừng (phá rừng lấy gỗ), mà do họ thiếu đất để sản xuất.
Bởi lẽ hiện nay quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp, do địa hình đồi núi cục bộ; đồng thời số diện tích ven triền đồi trước đây được sử dụng để trồng lúa, nhưng hiện nay cây keo và mì đã thế chỗ" - ông Lê Chí Khanh - Giám đốc BQL rừng phòng hộ Minh Long cho hay. Trước kia ngọn đồi này vốn đã có nhiều diện tích đất được người dân sử dụng để trồng lúa, nhưng từ năm 2010 Dự án 661 đã giao BQL rừng phòng hộ huyện tiếp tục trồng và chăm sóc. Do đó, nhiều hộ dân chưa nắm rõ việc chuyển đổi, cũng như vai trò của rừng phòng hộ, nên thấy vạt rừng nào có khả năng gieo lúa, là họ… đốt đi để trồng cây lương thực.
Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là: Tại sao với một diện tích lớn rừng phòng hộ bị đốt phá như thế, nhưng mãi sau khi lúa đã mọc thay cho cây rừng, thì vụ việc mới được phát hiện? Và người phát hiện không phải là lực lượng chức năng hay chủ rừng (BQL rừng phòng hộ), mà lại là người dân?
Trả lời câu hỏi này, ông Lê Chí Khanh cho rằng: Nguyên nhân là tiểu khu 277 nằm ở điểm cuối của khu rừng rộng hơn 3.000 ha rừng phòng hộ thuộc xã Long Môn, trong khi lực lượng bảo vệ rừng lại quá mỏng, đường sá đi lại khó khăn, nên BQL rừng phòng hộ không thể thường xuyên tổ chức kiểm tra!
Trao đổi về vấn đề này, chính quyền huyện Minh Long cho rằng: Sẽ xử lý nghiêm nhằm răn đe các công dân đốt phá rừng để trồng lúa. Tuy diện tích bị xâm hại chưa lớn, nhưng nếu không ngăn chặn kịp thời, thì người dân sẽ tiếp tục lấn chiếm, gây ra nhiều hệ lụy như cháy rừng, chặt phá rừng. Còn hướng giải quyết vấn đề "khát" đất sản xuất của người dân, trước hết huyện sẽ tập trung chỉ đạo cải tạo số diện tích đất xấu, bạc màu, nhằm nâng cao chất lượng đất sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lúa, tuyên truyền và vận động người dân tái canh tác trên những diện tích triền đồi phù hợp với cây lúa.
Bên cạnh đó sẽ tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng bảo vệ rừng với người dân, để tuyên truyền, kiểm tra, sớm phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp phá rừng. "Nếu không giải quyết dứt điểm những vấn đề về nhu cầu đất sản xuất, cũng như thắt chặt công tác quản lý, bảo vệ, thì việc người dân lén lút đốt phá rừng trồng lúa sẽ không dừng lại ở 3,1 ha như vừa qua" - ông Lê Chí Khanh lo lắng.
Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là: Tại sao với một diện tích lớn rừng phòng hộ bị đốt phá như thế, nhưng mãi sau khi lúa đã mọc thay cho cây rừng, thì vụ việc mới được phát hiện? Và người phát hiện không phải là lực lượng chức năng hay chủ rừng (BQL rừng phòng hộ), mà lại là người dân?
Trả lời câu hỏi này, ông Lê Chí Khanh cho rằng: Nguyên nhân là tiểu khu 277 nằm ở điểm cuối của khu rừng rộng hơn 3.000 ha rừng phòng hộ thuộc xã Long Môn, trong khi lực lượng bảo vệ rừng lại quá mỏng, đường sá đi lại khó khăn, nên BQL rừng phòng hộ không thể thường xuyên tổ chức kiểm tra!
Trao đổi về vấn đề này, chính quyền huyện Minh Long cho rằng: Sẽ xử lý nghiêm nhằm răn đe các công dân đốt phá rừng để trồng lúa. Tuy diện tích bị xâm hại chưa lớn, nhưng nếu không ngăn chặn kịp thời, thì người dân sẽ tiếp tục lấn chiếm, gây ra nhiều hệ lụy như cháy rừng, chặt phá rừng. Còn hướng giải quyết vấn đề "khát" đất sản xuất của người dân, trước hết huyện sẽ tập trung chỉ đạo cải tạo số diện tích đất xấu, bạc màu, nhằm nâng cao chất lượng đất sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lúa, tuyên truyền và vận động người dân tái canh tác trên những diện tích triền đồi phù hợp với cây lúa.
Bên cạnh đó sẽ tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng bảo vệ rừng với người dân, để tuyên truyền, kiểm tra, sớm phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp phá rừng. "Nếu không giải quyết dứt điểm những vấn đề về nhu cầu đất sản xuất, cũng như thắt chặt công tác quản lý, bảo vệ, thì việc người dân lén lút đốt phá rừng trồng lúa sẽ không dừng lại ở 3,1 ha như vừa qua" - ông Lê Chí Khanh lo lắng.
Bài, ảnh: MỸ HOA